Kỳ 1: Đối diện nhiều nguy cơ
Kỳ 2: Những “khoảng trống” chính sách cần lấp đầy | |
Kỳ 1: Hãy cùng nhau hành động! | |
Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em |
Thời gian qua, các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em đang có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp. Nhóm phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật cũng không tránh khỏi phải chịu những ảnh hưởng liên quan.
Đáng nói, không ít phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật bị bạo lực, xâm hại nhưng không nhận thức được mình bị và không dám lên tiếng. Từ góc độ này, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng cần phải sớm có những nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định luật pháp chính sách liên quan đến bảo vệ phụ nữ khuyết tật.
Tư vấn việc làm cho người khuyết tật |
Nhóm yếu thế có nguy cơ cao
Theo một nghiên cứu thực tế của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng tại huyện Ba Vì (Hà Nội) và quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người từng bị ít nhất 1 hình thức bạo lực tình dục. Đáng chú ý, độ tuổi lần đầu bị các hành vi bạo lực tình dục trung bình trong khoảng từ 24 - 33 tuổi, trong đó có những phụ nữ khuyết tật bị bạo lực tình dục lần đầu từ năm 9 tuổi và cao nhất là trên 50 tuổi.
Nhóm khuyết tật vận động, thần kinh/tâm thần và khuyết tật trí tuệ có tỷ lệ bị quấy rối, lạm dụng và bạo lực tình dục tương đối cao là trên 35%. Điểm đáng chú ý, phần lớn phụ nữ khuyết tật khi bị bạo lực, xâm hại chủ yếu chia sẻ với bố/mẹ, anh/chị/em trong gia đình mà không dám chia sẻ với các cơ quan chức năng liên quan.
Nói cách khác, vẫn còn nhiều phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật bị bạo lực tình dục nhưng không nhận thức được mình bị bạo lực tình dục và không dám lên tiếng. Trên góc độ nhìn nhận này, luật sư Nguyễn Văn Tú – Giám đốc Công ty Luật Fanci cho rằng, xã hội mới chỉ nhận diện các hành vi bạo lực tình dục khi các hành vi mang tính cướng ép rõ ràng và liên quan đến chuyện tình dục có yếu tố giao cấu hoặc ép buộc giao cấu. Đối với các hành vi mang tính lời nói, không trực tiếp nói đến việc ép buộc giao cấu thì người tham gia không nhận diện những hành vi này là bạo lực tình dục.
Luật sư Nguyễn Văn Tú nói: “Trong các tình tiết về định tội, chúng ta thường quan tâm xem nạn nhân bị thương tổn sức khỏe bao nhiêu phần trăm? Có làm nạn nhân bị ảnh hưởng, có làm nạn nhân có thai hay không…? Đây là chúng ta đang định danh tội phạm dựa trên hệ quả. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà nạn nhân gánh chịu nhiều nhất lại là tâm lý. Nếu có giám định về thần kinh, tâm lý và ảnh hưởng liên quan… thì mới đánh giá hết được hệ quả. Do vậy, cần phải sớm đưa vào áp dụng thực tế trong việc định danh khung hình phạt để có hướng xử lý tương xứng”.
Chịu sự phân biệt đối xử
Có một thực tế là, nhóm phụ nữ khuyết tật thường chịu sự phân biệt đối xử. Và để phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật trước hết cần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người khuyết tật. Nói cách khác, cách nhìn thay đổi là một trong những giải pháp hỗ trợ thiết thực với nhóm đối tượng người khuyết tật, từ đây họ sẽ dễ dàng tiếp cận cơ hội việc làm hơn.
Khám sức khỏe miễn phí cho phụ nữ khuyết tật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội |
Quanh câu chuyện này, cũng tồn tại những bất cập nhất định. Qua tìm hiểu được biết, dù được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, song theo đánh giá của ngành chức năng, việc học nghề, tìm kiếm việc làm của người khuyết tật vẫn còn gặp rất nhiều bất cập. Nhiều trung tâm cho rằng việc tuyển sinh học nghề rất khó khăn vì nhiều lý do như: Gia đình người khuyết tật không muốn cho con đi học nghề, vì thiếu tin tưởng vào năng lực của các em và cho rằng người khuyết tật học nghề không để làm gì; trước giờ vẫn phụ thuộc gia đình nên luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm và rất ngại tham gia học nghề…
Trao đổi về những khó khăn trong quá trình truyền nghề cho các học viên khuyết tật, ông Phạm Văn Quyền (Trung tâm dạy nghề nhân đạo T&T) cho biết: “Đa phần các nghề ở trung tâm đều cần sự khéo léo, tỉ mỉ mới làm ra được sản phẩm đẹp, đạt chất lượng.
Bạo lực tình dục là bất kỳ hành vi tình dục nào của một người đối với một người khác mà không được sự đồng ý của người đó hoặc người đó bị ép buộc phải chấp nhận. Bạo lực tình dục có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, trong gia đình, nơi làm việc, trường học, các địa điểm công cộng kể cả trên các phương tiện giao thông công cộng và trong không gian ảo. Đáng nói, trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng tình dục nhiều hơn 4 đến 5 lần so với trẻ em không khuyết tật nhưng khảo sát quốc gia về người khuyết tật không có thông tin về bạo lực giới/tình dục (Theo nghiên cứu của ACDC (2018): Cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người trải qua bạo lực tình dục, còn nghiên cứu của CCIHP (2017), ISDS (2007) cho thấy, nhiều phụ nữ khuyết tật bị ép phải phá thai, triệt sản. |
Người bình thường học một thì các em học viên khuyết tật phải học mười, thậm chí còn phải hơn, các em nhận thức chậm, tâm lý của mỗi em một kiểu khác nhau, vì thế, chúng tôi vừa là người lãnh đạo vừa là người thầy nên phải kiên trì, chịu khó bảo ban các em. Bên cạnh đó phải động viên, khích lệ, chia sẻ, gần gũi với các em hàng ngày để hiểu hơn tính cách của từng học viên nhằm phục vụ cho công việc dạy và học được hiệu quả”.
Trở lại câu chuyện pháp lý xoay quanh phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật, luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng, với một đối tượng là người khuyết tật bị xâm hại, nói cách khác người khuyết tật ở vị trí nạn nhân thì mức xử lý với thủ phạm cần được xem xét, đánh giá cao hơn, với hình phạt tăng nặng hơn.
Khách quan nhìn nhận, trong những năm qua, bên cạnh các chính sách, hoạt động thúc đẩy bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ nói chung, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để tạo điều kiện nâng cao năng lực cho phụ nữ khuyết tật, đặc biệt là những chính sách ưu đãi về tín dụng, chăm sóc sức khỏe…
Ðể xây dựng được không gian an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái nói chung, phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật nói riêng nhằm chia sẻ những thiệt thòi đối với đối tượng yếu thế, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tiếp tục rà soát, lấp đầy các khoảng trống về pháp luật và chính sách liên quan đến bạo lực giới.
Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới; triển khai dịch vụ hỗ trợ người gây bạo lực thay đổi nhận thức, thu hút nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực tình dục.
Giang Nam – Lê Thắm
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24