Kỳ 1: Chuyện từ bãi rác, đến không gian văn hóa
Phát triển không gian văn hóa khu vực vòm cầu Long Biên | |
Hà Nội có thêm một không gian văn hóa đọc 3 trong 1 |
Mới đây, bãi tập kết rác ven sông Hồng, thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, dần được hồi sinh nhờ 16 tác phẩm nghệ thuật đương đại đến từ 16 nghệ sĩ trong và ngoài nước. Chỉ trong vài tháng, nơi đây đã trở thành điểm đến vô cùng độc đáo và thú vị với người dân Thủ đô.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã làm “thức tỉnh” không gian văn hóa công cộng. |
16 tác phẩm từ… rác thải
Mải mê ngắm nhìn 16 công trình nghệ thuật sắp đặt được làm từ đồ dùng tái chế trên con đường trước đây vốn là nơi tập kết rác thải, Nguyễn Phương Anh (21 tuổi, phường Phúc Tân) không khỏi ngạc nhiên xen lẫn thích thú. Phương Anh nhanh chóng ghi lại một vài bức ảnh làm kỉ niệm, cô bày tỏ: “Tôi rất bất ngờ về sự thay đổi của không gian nơi đây.
Nếu như trước đây, khi nghĩ đến đoạn đường này, người ta chỉ nghĩ đến những thứ xấu xí, bẩn thỉu thì nay những điều đó đã được thay thế bằng sự tươi đẹp, độc đáo, nghệ thuật và rất văn minh. Tôi mong muốn rằng mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ cho môi trường sống quanh khu vực được tốt hơn”.
Được biết, đây là một trong những chủ trương “biến khu bãi rác thành điểm đến nghệ thuật” thuộc dự án “Cải tạo bờ bên lở sông Hồng” của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn (Giám tuyển dự án) cho biết, dựa theo bức tường cũ dài 500 mét được dựng từ 20 năm trước với mục đích “chống lấn đất”, nhóm nghệ sĩ đã xây dựng 16 tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, được đánh giá là “điểm đến” nghệ thuật mới trong trong thời gian tới.
Để thực hiện dự án, nhóm họa sĩ đã tìm hiểu đời sống văn hóa, tinh thần, lắng nghe ý kiến của người dân để có các tác phẩm gần gũi với cộng đồng. Còn cư dân sau khi quan sát nghệ sĩ sáng tạo, họ dần hiểu và chung tay đóng góp xây dựng các tác phẩm nghệ thuật. Họ tham gia thu gom vật liệu tái chế cho các nghệ sĩ thực hiện tác phẩm.
Sau gần 2 tháng miệt mài sáng tạo thì một không gian nghệ thuật với những tác phẩm không theo bất cứ khuôn mẫu nào đã được hoàn thiện trên khu vực trước đây là bãi rác tự phát nằm bên sông Hồng. Độc đáo hơn, khác với nhiều công trình nghệ thuật khác, các nghệ sĩ tham gia đã tận dụng những đồ tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phi, vành lốp bánh xe máy, ông bô xe mát… và biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật, sắp xếp theo những chủ đề lịch sử văn hóa khác nhau để làm sống lại một khu vực vốn khá sầm uất của đất Thăng Long Kẻ Chợ. “Những dự án không chỉ đơn thuần là tái chế, mà qua nghệ thuật để kể những câu chuyện của ký ức, lịch sử”, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn cho hay.
“Sống lại” một vùng đất chết
Cụ thể, để tạo ra không gian văn hóa công cộng này, nghệ sĩ Phạm Khắc Quang đã hàn những thanh sắt cũ dựng lên thành hình ảnh toa tàu, trên đó có bóng dáng “người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20” Hà Thị Cầu. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, từ sắt phế thải và inox gương, mang đến tác phẩm sắp đặt cho thấy hình ảnh của những gánh hàng rong, những người lao động ở bến sông Hồng, cùng với 2 bức phù điêu với tổng chiều dài 6m phục dựng lại bức Ngư nghiệp và nông nghiệp.
Việc xây dựng các tác phẩm nghệ thuật công cộng góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. |
Nghệ sĩ Vũ Xuân Đông đã dùng hơn 10.000 chai nhựa là chai nước, hộp dầu xe máy đã qua sử dụng... gom được ở các trường học, khu dân cư xung quanh và nơi anh sinh sống, để tạo thành 4 chiếc thuyền buồm gợi nhớ hình ảnh trên bến dưới thuyền tấp nập ở bãi sông Hồng cách đây hơn 100 năm.
Theo Kiến trúc sư Vũ Anh Việt – Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thương mại Thanh Việt, với một thành phố đô thị hóa mạnh mẽ như Hà Nội thì nhu cầu có các không gian nghệ thuật công cộng ngày càng bức thiết. “Không phải đến bây giờ, khi đời sống vật chất đủ đầy hơn người ta mới quan tâm đến nghệ thuật trong không gian công cộng, mà trong truyền thống văn hóa Việt Nam, nghệ thuật công cộng đã luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng. So với các địa phương khác, người Hà Nội xưa nay luôn có điều kiện hơn trong việc tiếp cận cũng như thụ hưởng những giá trị của nghệ thuật công cộng”, anh Việt chia sẻ. |
Để tạo ra tác phẩm của mình, nghệ sĩ Lê Đăng Ninh đã sử dụng 20 chiếc thùng phuy, vật dụng đặc trưng của những ngôi nhà nổi ở bãi giữa sông Hồng, để đưa vào tác phẩm sắp đặt Nhà nổi mang đến cái nhìn về những góc khuất trong cuộc sống của những người dân ngụ cư nơi bãi giữa sông Hồng. Ở một góc nhìn khác, nhà thiết kế Tây Ban Nha Diego Cortiza đã thu gom những chiếc bu gà ở chợ Long Biên để sơn màu và biến chúng thành những chiếc lồng đèn soi chiếu hình ảnh con rồng đang uốn lượn, độc đáo và thú vị.
Từ khi các tác phẩm nghệ thuật được sắp đặt tại đây, em Khánh Vân (9 tuổi, phường Phúc Tân) gọi đây là “khu vui chơi” đặc biệt của mình. Ngày nào Khánh Vân cũng cùng bạn vui đùa dưới chân những tác phẩm. Đối với cô bé 9 tuổi này, những tác phẩm nghệ thuật này được coi là “phần thưởng” quý giá đến từ người lớn.
Vân cho biết, trước khi có những công trình nghệ thuật này, xung quanh nơi em ở chỉ toàn là rác, hôi thối và bẩn thỉu. Thế nhưng từ ngày có những tác phẩm, con đường nhỏ trong ngõ trở nên sinh động và cuốn hút hơn. “Em thấy mọi người không còn vứt rác ở đây nữa bởi không ai muốn làm xấu đi những không gian đẹp đẽ như thế này”, Vân cho biết.
Có thể thấy, việc biến bãi rác thành con đường nghệ thuật ven sông Hồng ghi nhận nỗ lực của quận Hoàn Kiếm, của Thành phố trong việc tìm lại nhận thức của người dân đối với Hà Nội. Chia sẻ về việc này, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế - một trong những nghệ sĩ tham gia dự án cho hay, anh cảm giác như Hà Nội của chúng ta đang co mình lại, quay mình với những dòng sông. Bởi xưa kia, sông Hồng tạo ra 1 cảnh quan quá đẹp. Rõ ràng chúng ta đã quên nó quá lâu. Do vậy, khi thực hiện dự án này, anh và các nghệ sĩ khác đều mong muốn thông qua dự án có thể tạo ra cảm hứng cho người dân, khích lệ họ cải thiện chất lượng cuộc sống: Sống xanh - sạch - đẹp hơn.
(Còn nữa)
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57