Kỳ 1: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới
Mất gần 1 tỷ đồng sau một cuộc điện thoại Khuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại |
Mặc dù đã được cảnh báo, song thời gian gần đây, nhiều người dân vẫn mắc “bẫy” kẻ xấu khi bị các đối tượng thực hiện cuộc gọi giả mạo cơ quan chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ… lừa đảo chiếm đoạt tiền…
Nhiều trường hợp đã bị mất tiền từ các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Ảnh minh họa |
Mới đây, khi đang ngồi ăn trưa cùng bạn bè, chị Hoàng Thị Thủy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận được cuộc gọi đến với nội dung thông báo số điện thoại của chị sẽ bị cắt dịch vụ sau 2 giờ nữa, để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp. Tò mò, chị Thuỷ gọi lại đến số điện thoại được cho là “tổng đài” thì phía đầu dây bên kia yêu cầu chị cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số căn cước công dân... để hỗ trợ kỹ thuật. Đến lúc này, chị Thủy khẳng định là thủ đoạn lừa đảo nên đã không cung cấp theo yêu cầu của người gọi. Dù vậy, chị cũng rất lo lắng vì đây là một chiêu trò mới nên vội cảnh báo cho người thân trong gia đình cũng như bạn bè.
Ngoài các cuộc gọi như trên, gần đây, nhiều người dân phản ánh, liên tục nhận những cuộc gọi mời làm việc với mức lương cao. Có công việc chỉ cần làm việc ở nhà nhưng mức lương từ 20-30 triệu đồng/tháng. “Những người này mời gọi tôi làm cộng tác viên cho một thương hiệu mỹ phẩm. Mức hoa hồng khi bán được sản phẩm lên tới 40% và bắt buộc phải đặt cọc trước hơn số tiền 20 triệu đồng để nhận sản phẩm về bán. Nghi ngờ đây là hình thức lừa đảo, kinh doanh đa cấp biến tướng nên tôi cũng chặn số ngay”, chị Nguyễn Thị Hải (ở phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết…
Có thể thấy, thời gian qua, chiêu trò lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại không phải là mới, thế nhưng, tình trạng này đang tăng lên chóng mặt trong thời gian gần đây. Những kẻ bất lương vẫn chủ yếu sử dụng “chiêu bài” cũ: Mở nhiều tài khoản ảo, sử dụng SIM rác để gọi điện, dụ nạn nhân chuyển tiền thanh toán cước viễn thông “để không bị khóa điện thoại”, hay gửi toàn bộ tiền trong tài khoản cá nhân vào “tài khoản tạm giữ” để công an xác minh, hoặc yêu cầu nộp thuế để nhận “bưu phẩm có giá trị lớn từ nước ngoài gửi về”... Nếu người bị hại làm theo, chúng sẽ lập tức chiếm đoạt.
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp đã bị mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng từ các cuộc gọi lừa đảo như trên. Trước đó, trong tháng 11/2022, Công an phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội) đã tiếp nhận đơn trình báo của bà D (59 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới gần 6 tỉ đồng. Bà D cho hay, bản thân nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là đại tá Công an. Đối tượng nói bà D. có liên quan đến đường dây mua bán ma tuý và yêu cầu phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Sau đó, bà D làm theo các yêu cầu của chúng và phát hiện tài khoản bị mất gần 6 tỷ đồng nên mới đến cơ quan Công an trình báo.
Cuối năm 2022, Công an thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cũng đã phát hiện trên địa bàn xuất hiện đối tượng lừa đảo qua mạng viễn thông. Sau một thời gian xác minh, điều tra, ngày 29/12/2022, lực lượng Công an đã tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh quần áo tại số nhà 83, đường Nguyễn Văn Cừ, phố Vạn Xuân 1, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.
Thời điểm kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện Dương Văn Cao (sinh năm 1997) và vợ là Hoàng Thị Mỹ Hằng (sinh năm 1997), trú tại phố Kim Đa, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình là chủ cửa hàng quần áo cùng một số người khác đang có hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông. Lực lượng Công an thu giữ 10 bộ máy tính, 11 điện thoại di động, nhiều gói bưu phẩm đựng sim điện thoại, hơn 1.000 thẻ sim điện thoại và sim data 128, cùng nhiều vật dụng là thẻ bùa, giấy chứng nhận công đức, vật phẩm phong thủy...; tạm giữ 8 đối tượng để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, với thủ đoạn mua data (Danh sách thông tin khách hàng) và phôi sim không còn giá trị sử dụng, các đối tượng đã giả danh nhân viên nhà mạng gọi điện thoại tư vấn lừa bán các sim không còn sử dụng hoặc giả cô đồng chào bán các vật phẩm phong thuỷ cho những người nhẹ dạ, cả tin với giá cao hòng chiếm đoạt tài sản. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, từ năm 2019 đến nay, nhóm này đã thực hiện hành vi lừa đảo với gần 59.300 bị hại ở 40 tỉnh, thành trên cả nước, chiếm đoạt số tiền gần 14 tỷ đồng.
Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Nhóm 1 là giả mạo thương hiệu; nhóm 2 là chiếm đoạt tài khoản; nhóm 3 là các hình thức kết hợp. Tội phạm có thể sử dụng số điện thoại giả danh cơ quan chức năng, công an, nhà mạng viễn thông… để gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo vi phạm pháp luật và yêu cầu chuyển khoản; sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết… |
Kim Tiến
Kỳ 2: Giải pháp nào để ngăn chặn?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24