--> -->
Khẳng định vị thế di sản Thủ đô

Kỳ 1: Cái nôi của di sản

Không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục quan trọng của cả nước, Hà Nội còn là trung tâm văn hóa lớn được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc.
Để di sản văn hoá Việt đến gần hơn với người dân Nhiều hoạt động hấp dẫn chào mừng Ngày Di sản Việt Nam tại Phố cổ Hà Nội Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản

Kho tàng di sản phong phú, đa dạng

Theo thống kê của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, hiện Thành phố có 5.922 di tích lịch sử - văn hoá. Tính đến tháng 8/2021, tổng số di tích được xếp hạng là 2.581 di tích, trong đó có 20 di tích quốc gia đặc biệt, 1.163 di tích quốc gia và 1.1441 di tích cấp thành phố. Trong giai đoạn 2016-2018, được sự quan tâm của Thành phố, số di tích được tu bổ, tôn tạo là 319 di tích, trong đó vốn nhà nước (Thành phố và quận, huyện là gần 1.363 tỷ đồng và nguồn vốn xã hội hoá là gần 462 tỷ đồng).

Kỳ 1: Cái nôi của di sản
Khuê Văn Các - Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Cùng với di tích lịch sử - văn hoá, Hà Nội còn có một “nguồn tài nguyên” khổng lồ với 1.793 di sản văn hoá phi vật thể được kiểm kê với nhiều loại hình phong phú, đa dạng của người Việt. Đó là văn hoá dân gian, nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian, văn hoá ẩm thực, làng nghề, phố nghề, tri thức và tập quán, tôn vinh việc học hành, truyền thống khéo tay hay nghề, nếp sống thanh lịch… của người Việt. Ngoài ra còn có sự hội tụ di sản văn hoá phi vật thể của một số dân tộc anh em, như nghệ thuật cồng chiêng của người Mường ở Ba Vì, lễ cấp sắc, lễ cầu mưa, cầu mùa, nghề chữa bệnh bằng thuốc nam của người Dao...

Di sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long – Hà Nội không những có đầy đủ các hình thức biểu đạt đó, mà còn được thể hiện tính phong phú, đa dạng, sinh động, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, tính giáo dục cao trong đời sống xã hội. Minh chứng là Hà Nội có 02 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh là Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại và Hát Ca Trù là Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Vào dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, UNESCO đã ghi danh Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hoá thế giới, và sau đó UNESCO ghi danh 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.

Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia Trần Lưu Tiêu khẳng định, di sản văn hoá là một bộ phận quan trọng của văn hoá. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá không phải là hai mặt đối lập mà là một thể thống nhất. Cả hai đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. Lịch sử và văn hoá Thăng Long – Hà Nội không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn đang hiện diện trên vùng đất “ngàn năm văn hiến” này, bởi hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá và một kho tàng đồ sộ về di sản văn hoá phi vật thể với những giá trị vật chất, tinh thần, văn hoá nghệ thuật, khoa học to lớn, thể hiện đậm nét, cốt cách, bản sắc, sự hội tụ và lan toả của văn hoá Thăng Long, Hà Nội.

Còn theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội có một cấu trúc đô thị (môi trường thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể) đã có quá trình hình thành qua nhiều giai đoạn phát triển của thành phố (giai đoạn tiền Đại La – Đại La – Lý – Trần – Lê – Nguyễn – Thời thuộc địa và thời kỳ hiện đại). Nó hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ và các giá trị đặc sắc khác.

Điểm đến, điểm hẹn quan trọng bậc nhất

Có thể thấy, trên thế giới hiếm có Thủ đô của nước nào kết hợp được nhiều giá trị lịch sử, văn hóa như Hà Nội. Từ khi trung tâm của vùng đất thiêng “núi Tản- sông Hồng” trở thành kinh đô, hơn một nghìn năm đã trôi qua. Với Thăng Long - Hà Nội, chiều dài của thời gian đã tôn cao bề dày của văn hiến. Đó là những giá trị trân quý mà biết bao thế hệ đã vất vả xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và kiên cường bảo vệ bằng xương máu. Để hôm nay, Hà Nội - Thành phố “Rồng bay”, “nơi lắng hồi núi sông”, “nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa” những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, với kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng.

5255-img-4595
Những mái ngói thâm nâu trong khu phố cổ Hà Nội.

Nhiều du khách nước ngoài rất thích thú khi thăm quan và tìm hiểu khu phố cổ Hà Nội, nơi lưu giữ hồn cốt của văn hóa Thăng Long - Kẻ Chợ. Khu Phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, tọa lạc ở vị trí trung tâm đắc địa của Thủ đô. Tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: Phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ. Chỉ nằm trên một diện tích nhỏ hẹp, nhưng khu phố cổ Hà Nội là một phức hợp di sản, gồm có 121 di tích các loại, trong đó có 25 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Chưa kể, hàng nghìn ngôi nhà cổ, nhà cũ có kiến trúc giá trị, mang những giá trị khác biệt mà không nơi nào có được.

Ngoài khu phố cổ, các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng của Hà Nội từ lâu đã thu hút rất nhiều du khách như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh,… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có hệ thống bảo tàng, nhà hát được khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá, như Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội...

Không thể phủ nhận Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến, điểm hẹn quan trọng bậc nhất Việt Nam. Không chỉ du khách quốc tế mà người dân trong nước cũng ao ước có dịp đến Hà Nội để vào thăm thành Thăng Long. Bởi nơi đây là khu di tích khảo cổ học độc đáo, phát lộ hàng ngàn di vật hấp dẫn có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giúp du khách tìm hiểu văn hóa truyền thống và bề dầy lịch sử hơn 1000 năm của Thăng Long – Hà Nội. Trên thế giới hiếm có một khu di tích khảo cổ học rộng lớn và có nhiều tầng lớp văn hóa đan xen, chồng xếp lên nhau như Hoàng thành Thăng Long.

Anh Hàn Song Vũ, một khách du lịch đến từ Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mỗi lần có dịp được ra Hà Nội, tôi rất thích đi thăm khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây hiện còn lưu giữ được những nếp nhà với kiến trúc cổ, độc đáo, mang hồn cốt của Thủ đô. Nếu có nhiều thời gian, tôi muốn đi thăm Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, cầu Long Biên hoặc di tích Nhà tù Hoả Lò. Dạo quanh một vòng Hà Nội, tôi được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc với những món ăn nức tiếng, như phở Hà Nội, bún chả, bún thang, bún ốc, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,…”

Trải qua bao thăng trầm, Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhưng những di sản kể trên đến nay vẫn giữ được cốt cách, giá trị của mình. Không chỉ nối quá khứ với hiện tại mà còn giúp thế hệ trẻ hun đúc tình yêu dân tộc, xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở công an phường, xã
Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Theo ghi nhận, cán bộ tại các xã, phường làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công việc thông suốt; người dân, doanh nghiệp đến làm thủ tục đều cảm nhận khí thế mới và rất hài lòng.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.

Tin khác

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Xem thêm
Phiên bản di động