Kỳ 1: Bám sát từng cuộc chiến đấu của dân tộc
![]() | Quảng bá du lịch qua các hoạt động điện ảnh: Nên bắt tay nhau |
![]() | Quảng bá Phong Nha - Kẻ Bàng tại kinh đô điện ảnh Hollywood |
Nói về đặc trưng của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, có thể khẳng định là hiếm có nền điện ảnh nào khác trên thế giới có thể bám sát từng bước đi, thậm chí ở trong lòng lịch sử của dân tộc như vậy. Trong những năm chiến tranh, điện ảnh trở thành một cuốn sách lịch sử sống động ghi dấu ấn đặc biệt khó quên trong lòng mỗi người dân.
Ngày 15/3/1953 tại Ðồi Cọ, bản Bắc, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, điện ảnh của cách mạng Việt Nam đã từng bước phát triển, đóng góp vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
![]() |
Phim cách mạng đầu tiên của Việt Nam: Chung một dòng sông |
Trước đó, nhóm điện ảnh Khu 8, Khu 7 ở Nam Bộ đã cho ra đời những bộ phim thời sự tài liệu đầu tiên như Trận Mộc Hóa (năm 1948), Chiến dịch Bến Tre, Chiến dịch Trà Vinh, Chiến dịch La Ban - Cầu Kè (1950), Chiến dịch Bến Cát, Trận Bùng Binh, Trận Trảng Bàng, Trận Trảng Bom… Ðây là những tiền đề rất quý của nền điện ảnh cách mạng. Sau khi có Sắc lệnh 147/SL, các hoạt động điện ảnh trở nên hết sức năng động, đặc biệt là ở khu vực phổ biến phim. Những đội chiếu phim lưu động mang phim của các nước xã hội chủ nghĩa, phim tài liệu, thời sự sản xuất trong nước đi phục vụ bộ đội, nhân dân ở khắp các mặt trận, ở các vùng tự do.
Mốc quan trọng của phim truyện cách mạng Việt Nam là sự ra đời của bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông năm 1959 gắn với sự hình thành của Xưởng phim truyện Việt Nam. Nhiều bộ phim giai đoạn này cũng có sự chuẩn mực của mỗi khuôn hình, sức biểu cảm của hình ảnh và cách dàn dựng hợp lý và thuyết phục như Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm, Em bé Hà Nội... Bên cạnh các phim về chiến tranh, một số phim thành công với đề tài xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa như: Chuyện vợ chồng anh Lực, Đến hẹn lại lên... Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồng nhiệt.
Hoàn cảnh lịch sử cũng đã tạo điều kiện cho sự thành công của thể loại phim tài liệu với hàng chục bộ phim được giải thưởng Vàng tại các Liên hoan phim quốc tế như Đầu sóng ngọn gió, Du kích Củ Chi, Đường ra phía trước, Những cô gái Ngư Thủy, Trận địa mặt đường, Luỹ thép Vĩnh Linh, Những người săn thú trên núi Đắc Sao, Làng nhỏ ven sông Trà... Thực tế cuộc sống đòi hỏi người làm phim tài liệu không chỉ phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện lịch sử như thời chiến mà phải đi sâu phân tích hiện thực, phát hiện những vấn đề xã hội... nhưng không phải nhà làm phim nào cũng có thể làm được.
Mốc quan trọng của phim truyện cách mạng Việt Nam là sự ra đời của bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông năm 1959 gắn với sự hình thành của Xưởng phim truyện Việt Nam. Nhiều bộ phim giai đoạn này cũng có sự chuẩn mực của mỗi khuôn hình, sức biểu cảm của hình ảnh và cách dàn dựng hợp lý và thuyết phục như Vợ chồng A Phủ, Con chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Đường về quê mẹ, Vĩ tuyến 17 - ngày và đêm, Em bé Hà Nội... Bên cạnh các phim về chiến tranh, một số phim thành công với đề tài xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa như Chuyện vợ chồng anh Lực, Đến hẹn lại lên... Mỗi bộ phim ra đời đều được người xem chào đón nồng nhiệt. |
Bên cạnh đó, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của phim hoạt hình Việt Nam là những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt: Từ 1965 đến 1975. Trong hoàn cảnh khó khăn dưới những mái lá nơi sơ tán, các nhà làm phim hoạt hình vẫn cho ra đời những tác phẩm trở thành đỉnh cao của hoạt hình Việt Nam như Chuyện ông Gióng, Mèo con, Con sáo biết nói, Kặm Phạ Nàng Ngà, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con khỉ lạc loài...
Đề tài lịch sử cách mạng được xây dựng công phu trong Sao tháng Tám, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán được đưa lên màn ảnh trong Chị Dậu và Làng Vũ Đại ngày ấy, cuộc sống Sài Gòn được thể hiện mạnh bạo trong Mối tình đầu, Tội lỗi cuối cùng.
Đối với đề tài chiến tranh, các tác giả dường như đã có đủ thời gian đánh giá, suy ngẫm về những cái cao cả, thiêng liêng, anh hùng, nhìn nhận lại cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Một số phim có tính hình tượng, tính khái quát cao đã ra đời như Cánh đồng hoang, Mẹ vắng nhà, Bao giờ cho đến tháng Mười, Chuyện cổ tích cho tuổi 17…
30 năm sau, tính từ ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” do Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Kỳ Nam đạo diễn được sản xuất và công chiếu, trong đó có 5 phút phim tư liệu quý và bí ẩn. Hay vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2005, người dân Hà Nội mới được xem lại những thước phim tư liệu từ 60 năm trước về ngày 1/1/1955 - phim “Ngày lịch sử” của đạo diễn người Nga Vladimir Echourine. Phim có nhiều hình ảnh tư liệu về Hà Nội đỏ rực cờ hoa, cổng chào, biểu ngữ, hàng chục vạn người dân như nước chảy đổ về Quảng trường Ba Đình lịch sử, đón chào Chính phủ kháng chiến trở về ra mắt quần chúng thủ đô và quốc dân đồng bào cả nước. Vào năm 2010, Hãng phim truyền hình TFS (TP. Hồ Chí Minh) sản xuất phim tài liệu “Quốc kỳ Việt Nam” tái hiện lịch sử ra đời của lá cờ đỏ sao vàng.
Năm 2011, Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự của VTV sản xuất phim “Tết độc lập...Năm 2012, công chúng Việt Nam qua VTV được xem thêm phim tài liệu điện ảnh “Lời khát vọng dân tộc” cũng của đạo diễn Nga Vladimir Echourine. Phim khắc họa lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta với những bản Tuyên ngôn độc lập từ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt đến “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và đặc biệt, khắc ghi hình ảnh bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945, thể hiện khát vọng độc lập của người Việt Nam từ nghìn xưa cho đến nghìn sau.
Dù sớm hay muộn, dù trong cuộc chiến hay sau cuộc chiến, những bộ phim cách mạng đã trở thành những “cuốn sách” lưu lại những phần lịch sử hào hùng và chân thật nhất của dân tộc, để cho đến ngày nay, đó vẫn là những dấu ấn khó phai trong lòng công chúng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á
Tin khác

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình
Điện ảnh 09/05/2025 07:31

“Những chặng đường bụi bặm” tập 23: Linh Đan úp mở người trong mộng, Nguyên có là cái tên được gọi?
Điện ảnh 08/05/2025 07:40

“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân
Điện ảnh 07/05/2025 07:17

“Cha tôi, người ở lại” tập 35: Nguyên nổi giận với An, bố Chính lâm vào tình huống trớ trêu
Điện ảnh 06/05/2025 08:35

“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi
Điện ảnh 05/05/2025 09:03

“Lật mặt 8: Vòng tay nắng” khiến khán giả bật khóc
Điện ảnh 03/05/2025 18:20

“Những chặng đường bụi bặm” tập 22: Ông Nhân đứng trước lựa chọn nói ra sự thật với con trai
Điện ảnh 02/05/2025 10:23

“Những chặng đường bụi bặm” tập 21: Phỏm đối mặt nguy hiểm, ông Nhân và Nguyên nghi ngờ âm mưu buôn người
Điện ảnh 01/05/2025 11:29

"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi biết tin mẹ Liên sắp về nước, Đại đau đớn chia tay An
Điện ảnh 30/04/2025 14:22

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Điện ảnh 30/04/2025 10:26