Kinh doanh thực phẩm online: Khó kiểm soát chất lượng
![]() | Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu |
![]() | Hơn 70 người nhập viện sau khi ăn tiệc cưới |
![]() | Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
![]() |
Vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm với loại hình bán đồ ăn qua mạng vẫn gặp khó. (Ảnh minh họa) |
Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp đã nhảy vào mảng giao thức ăn nhanh như: GrabFood, Foody/Now.vn hay GoFood… Tuy nhiên, tất cả dịch vụ trên đều là các ứng dụng (App) trung gian giúp vận chuyển và bán hàng giữa những quầy, cửa hàng thực phẩm với người tiêu dùng.
Qua những App này, người bán sẽ đăng ký mở quầy hàng trên ứng dụng còn người mua chỉ cần ngồi ở một địa điểm, đặt đồ ăn qua ứng dụng và chờ đợi một khoảng thời gian để người giao hàng mang đồ ăn đến.
Với những ưu điểm vượt trội loại dịch vụ này càng trở nên gần gũi và không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhất là với giới trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức kinh doanh đồ ăn qua mạng này lại có rất nhiều lỗ hổng, cũng như gây ra những bất cập trong khâu quản lý và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Là một người thường xuyên gọi thức ăn qua các ứng dụng giao hàng, chị Nguyễn Hải Yến (ở Nam Từ Liêm) chia sẻ: Thực sự gọi đồ ăn như đánh bạc vậy. Nếu may mắn chọn được quán ngon thì ăn cũng được, còn gọi phải quán dở thì coi như mất tiền. Mua qua mạng, vấn đề an toàn thực phẩm thì mình cũng không biết được, cứ đặt niềm tin vào địa chỉ quán ăn mình chọn vì mình cũng không có thời gian để nấu nướng...
Cùng chung quan điểm với chị Yến, chị Trịnh Thanh Vân ở (Thanh Xuân) cũng cho biết, bản thân chị sử dụng rất nhiều dịch vụ giao thức ăn nhanh, đơn giản vì nó tiện ích, món ăn cũng được lựa chọn thoải mái và hợp khẩu vị.
Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm cũng giống như chị Yến, chị Vân hoàn toàn đặt niềm tin vào nơi mình đặt mua. Chị Vân cho hay: “Nhiều lúc nghĩ đến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng thấy lo, tuy nhiên mình nghĩ, thời buổi cạnh tranh các cửa hàng này đều phải có ý thức về điều đó, nếu không mất khách đồng nghĩa với việc đóng cửa. Mặt khác đã công khai kinh doanh như vậy thì tất nhiên phải có giấy phép kinh doanh và đều vào "tầm ngắm" các cơ quan quản lý”.
"Còn khi các cơ quan chức năng buông lỏng hoặc mất sự kiểm soát, lúc ấy người tiêu dùng chỉ còn trông chờ vào cái tâm của người kinh doanh", chị Vân nói.
Có thể thấy, vấn đề an toàn thực phẩm kinh doanh qua mạng đang trở thành vấn đề khó quản lý đối với các cơ quan chức năng. Nhận thấy những bất cập trong việc quản lý, quảng cáo, mua bán thực phẩm qua mạng, ngày 9/7, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Trong 6 tháng cuối năm, tăng 10% số cơ sở được kiểm tra, thanh tra so với 6 tháng đầu năm 2019.
Trong đó, Bộ Y tế tăng cường kiểm tra, rà soát và kịp thời đưa ra các thông tin cảnh báo về thực phẩm không an toàn được quảng cáo, mua bán trên mạng và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông các trường hợp vi phạm để xử lý.
Cũng theo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, tăng cường quản lý việc mua bán thực phẩm chức năng theo phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, kịp thời đưa ra các thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.
Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung siết chặt việc mở các trang quảng cáo, mua bán thực phẩm, có giải pháp hữu hiệu quản lý việc sử dụng các trang thông tin điện tử quảng cáo, mua bán thực phẩm không đúng quy định, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương cùng phối hợp, khẩn trương hoàn thành hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương mở chuyên mục về an toàn thực phẩm trong Hệ tri thức Việt số hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á
Tin khác

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Tiêu dùng 07/05/2025 14:32

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt
Tiêu dùng 26/04/2025 18:01

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37