-->

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Giải pháp tối ưu để tăng trưởng

Sáu tháng đầu năm 2017, tốc độ tăng tổng mức bán ra và doanh thu dịch vụ xã hội của TP Hà Nội đạt 7,2%, trong đó bán lẻ tăng 7,1% và là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Để tiếp tục thúc đẩy tổng mức bán lẻ tăng trưởng những tháng cuối năm, kích cầu tiêu dùng hàng Việt được xem là một trong những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp vượt khó, duy trì sản xuất và tăng trưởng.
kich cau tieu dung noi dia giai phap toi uu de tang truong Kích cầu đầu tư, đẩy mạnh sản xuất

kich cau tieu dung noi dia giai phap toi uu de tang truong

Người dân mua hàng tại siêu thị VinMart Hà Nội. Ảnh: Hải Anh

Mức tăng thấp, vì sao? Số liệu của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) 6 tháng đầu năm 2017 tăng khoảng 7,37% (tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước), trong đó, nhóm ngành dịch vụ tăng 7,42%. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan phân tích, lĩnh vực thương mại do ngành Công Thương quản lý nằm trong nhóm ngành dịch vụ.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến nay (năm 2011 tăng 23,7%; năm 2012 tăng 18,3%; năm 2013 tăng 13,5%; năm 2014 tăng 12,2%; năm 2015 tăng 11,5%; năm 2016 tăng 8,8%), song đóng góp của ngành Công Thương vào tăng trưởng của tổng mức bán lẻ lại duy trì ổn định và ngày càng tăng (năm 2012 đóng góp 8% trong mức tăng 18,3%; năm 2013 đóng góp 7,1% trong mức tăng 13,5%; năm 2014 đóng góp 6,4% trong mức tăng 12,2%; năm 2015 đóng góp 6% trong mức tăng 11,5%; năm 2016 đóng góp 5,4% trong mức tăng 8,8%). Trong khi đó, các lĩnh vực khách sạn - nhà hàng, du lịch lữ hành, kinh doanh bất động sản, thông tin truyền thông, khoa học và công nghệ, hành chính và dịch vụ hỗ trợ, giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ khác… chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% tổng mức bán lẻ nhưng tốc độ tăng trưởng thấp và đóng góp không tương xứng vào mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, lý do khiến sức mua hàng hóa của người tiêu dùng giảm là do thu nhập giảm, dẫn đến thói quen mua sắm của người dân thay đổi, chỉ tập trung vào mặt hàng thực sự thiết yếu cho nhu cầu đời sống hằng ngày. Để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng hóa hấp dẫn, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết; trong đó các nhóm hàng như may mặc, đồ điện, đồ gia dụng, lương thực, thực phẩm… có mức giảm lên đến 50 - 70% giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhu cầu du lịch trong các đợt nghỉ lễ của người dân tăng cao, nên việc mua sắm trong những dịp này cũng giảm hẳn. Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), kích cầu tiêu dùng nội địa là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất và tăng trưởng.

Tuy nhiên, đẩy mạnh kích cầu tại thị trường nội địa cũng không dễ trong bối cảnh sức mua giảm và sức ép cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngày càng gia tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực... lại chưa quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến khó cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng. Tự nâng cao năng lực cạnh tranh

kich cau tieu dung noi dia giai phap toi uu de tang truong

Các doanh nghiệp Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng hóa để kích cầu mua sắm. Ảnh: Hải Anh

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm, TP Hà Nội sẽ tổ chức các chương trình như tháng khuyến mãi năm 2017, hội chợ hàng Việt, hội chợ đặc sản vùng miền, hội chợ quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ, các chuyến bán hàng Việt tại ngoại thành, khu công nghiệp… để giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tăng cường bán hàng và kích cầu tiêu dùng trong nhân dân.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm nguồn hàng, liên kết tạo các chuỗi sản xuất - phân phối; tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu, kết nối giao thương giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành phố... "Sở Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử tổ chức các hoạt động kinh doanh trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hoặc kết nối với các doanh nghiệp có hệ thống phân phối đa quốc gia; phối hợp với Trung tâm doanh nghiệp hội nhập và phát triển triển khai quy trình xác thực chống hàng giả, sử dụng mã hình QR để truy xuất trực tuyến nguồn gốc, chất lượng hàng hóa.

Tuy nhiên, để thúc đẩy tổng mức bán lẻ tăng trưởng những tháng cuối năm, Sở Công Thương kiến nghị, các sở, ngành liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý như khách sạn - nhà hàng, du lịch, thông tin truyền thông, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, giáo dục và đào tạo, y tế..." - bà Phương Lan nhấn mạnh. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, muốn kích thích tiêu dùng, sản xuất trong thời gian tới, cần xem lại cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính, có giải pháp tháo gỡ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành có thể tính tới phương án giảm thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt... Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, TP Hà Nội đã nỗ lực mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Cụ thể, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP Hà Nội (năm 2016) tăng 10 bậc, chỉ số cải cách hành chính tăng 6 bậc... Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước là chưa đủ, mà các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đầu tư thiết bị công nghệ mới, tiết giảm chi phí đầu vào, cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng hóa... tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Theo Thanh Hiền/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết), liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu, bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày.
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 1/2, tỷ giá trung tâm không điều chỉnh do hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 108,5 điểm, tăng 0,7%.
Xem thêm
Phiên bản di động