Không thể thiếu vai trò thông tin, tuyên truyền của báo chí
Làm tốt công tác tham mưu để đảm bảo an toàn thực phẩm | |
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế |
PV: Thưa TS. Nguyễn Khắc Hiền, xin ông cho biết vai trò của báo chí trong công tác phối hợp với ngành Y tế Thủ đô trong công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cộng đồng?
TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời phỏng vấn Báo Lao động Thủ đô. |
- TS. Nguyễn Khắc Hiền: Tôi luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền, phản ánh những vấn đề trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Thủ đô nói riêng.
Đồng thời, tôi cũng ghi nhận những đóng góp tích cực của các cơ quan báo chí nhằm nâng cao ý thức người dân cũng như trách nhiệm của ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thăm bệnh nhân chạy thận nhân tạo. |
Từ việc tuyên truyền tích cực của báo chí, ngành Y tế Thủ đô đã và đang phát huy được những mặt mạnh, đầy lùi dần những hạn chế, qua đó tạo ra nhiều đổi mới trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân Thủ đô.
Đơn cử như hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn ra phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố vẫn được duy trì ổn định. Để đạt được kết quả này, vai trò truyên tuyền của báo chí góp phần rất quan trọng.
Vậy ông có thể nói rõ hơn những kết quả đã đạt được của ngành Y tế Thủ đô trong việc kết hợp với các cơ quan báo chí trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền?
- Có thể nói, với sự vào cuộc nhanh nhạy của các cơ quan báo chí đã mang lại ý nghĩa nhất định. Đầu tiên, phải kể đến việc tuyên truyền phổ biến nhiều thông tin hữu ích giúp người dân tin tưởng vào các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nhờ làm tốt công tác này, việc tiêm chủng đã đạt kết quả cao và kết quả đáng ghi nhận, đó là 95% trên khoảng 140.000 trẻ đã được tiêm chủng đủ 8 loại văc-xin hằng năm. Các chương trình y tế của Thủ đô nhằm chủ động phòng, chống một số bệnh dịch nguy hiểm; phòng, chống thiếu vi chất; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh học đường; giám sát chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm... cũng có sự vào cuộc của các cơ quan báo chí giúp cho hoạt động có hiệu quả, đã góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe nhân dân Thủ đô.
Cùng với đó, trước thực tế thế giới xuất hiện nhiều dịch bệnh mới, ngành Y tế và báo chí đã phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động, tuyên truyền để người dân hiểu và tăng cường phòng, chống dịch bệnh.
Tiêu biểu, mới đây khi dịch bệnh do virus Zika xâm nhập vào Việt Nam, báo chí đã có công lớn trong việc thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh bệnh đến từng người dân, để từ đó người dân hiểu và có biện pháp phòng tránh kịp thời, tránh hoang mang dư luận.
Cạnh đó, ngoài thành công từ công tác tuyên truyền của báo chí về các mặt nêu trên thì qua những tin, bài mà báo chí tuyên truyền đã phần nào kêu gọi người dân cùng chung tay vào các vấn đề rất nóng hiện nay như an toàn thực phẩm (ATTP).
Từ những thông tin trúng và đúng của báo chí đã giúp các cơ quan chức năng làm tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo ATTP theo hướng tẩy chay thực phẩm "bẩn"… Về phía Sở Y tế, đã phối hợp với các cơ quan truyền thông mở các chuyên mục, chuyên trang về ATPP, đến nay đã có hàng trăm tin, bài được đăng tải để người dân nâng cao ý thức về ATTP.
Thưa ông, bên cạnh việc tìm và tuyên dương những tấm gương y đức ngành Y để nhân rộng mô hình người tốt, việc tốt, thì báo chí cũng đã phản ánh nhiều mặt tiêu cực của ngành Y tế Thủ đô, ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
- Tôi hoàn toàn nhất trí khi nói báo chí là sự phản ánh đa chiều. Quan điểm của tôi, báo chí bên cạnh việc đưa các tin, bài về các thành tựu của ngành Y tế, các tấm gương người tốt, việc tốt, sự hy sinh thầm lặng của cán bộ ngành Y tế trong công tác cứu chữa người bệnh thì các cơ quan báo chí cũng cần thiết phải nêu những hạn chế, những thiếu sót, thậm chí còn kể cả những yếu kém, tiêu cực trong công tác khám, chữa bệnh.
Trên cơ sở đó, ngành Y tế nhìn nhận, đánh giá và tìm các giải pháp khắc phục, đấu tranh, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cũng từ những bài báo phản ánh những mặt hạn chế mà ngành Y tế Thủ đô đã và đang nhìn nhận để tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục y đức trong toàn ngành, triển khai Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; ký cam kết đến từng cán bộ y tế, tổ chức bộ phận đón tiếp, hướng dẫn người bệnh tại các khoa khám bệnh, “sinh viên tình nguyện tiếp sức người bệnh”.
Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh tại Khoa khám bệnh, bộ phận tiếp đón, hướng dẫn người bệnh, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ người bệnh, áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình khám bệnh…
Vậy thời gian tới, ngành Y tế sẽ triển khai thế nào trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền- thưa ông?
- Trong thời gian tới, ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, kiểm soát dịch bệnh, ngăn ngừa các dịch bệnh nguy hiểm. Tăng cường các hoạt động tiến tới kiểm soát có hiệu quả các bệnh không lây nhiễm; chú trọng giám sát nguồn nước uống sinh hoạt… cùng với ngành Y tế Thủ đô báo chí sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống dịch, bệnh.
Sở Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mưu và tích cực thực hiện Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 30.12.2015 của UBND TP. Hà Nội về việc đảm bảo ATTP năm 2016; xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13 ngày 9.5.2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch liên tịch của UBND với UBMTTQVN TP. Hà Nội…
Cạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, tôi mong muốn báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cũng ngành Y tế Thủ đô trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về ATTP để từ đó người dân có thể hiểu và yên tâm hơn, tránh hoang mang trong dư luận.
Ngoài ra, báo chí cũng sẽ đồng hành cùng ngành Y tế Thủ đô trong việc kiểm tra ATTP tại các cơ sở thuộc ngành Y tế như: Phụ gia thực phẩm, nước uống đóng chai, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, thực phẩm chức năng…
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2016), thay mặt Sở Y tế Hà Nội, tôi gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Báo. Chúc Báo Lao động Thủ đô phát triển bền vững, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thu Trang (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51