Không nên tự ý dùng các loại đá chữa bệnh
Những sai lầm hầu như ai cũng mắc, khiến mang bệnh tật | |
Quét sạch bệnh tật trong người với 10 bài tập thần kỳ |
Như Lao động thủ đô đã đưa tin, ông Nguyễn Xuân T. (82 tuổi, Hà Nam) mắc đái tháo đường 27 năm, nhưng tình trạng bệnh của ông được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ông T. phải nhập viện điều trị vì bị bỏng nặng do sử dụng “cặp đá kỳ diệu” được quảng cáo tràn lan trên mạng.
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, “cặp đá diệu kỳ” này bao gồm hai viên đá được quảng cáo là đá bazan, được gia công dưới dạng thỏi phẳng. Cặp đá được bán kèm một đôi găng tay, một chiếc khăn mặt bông.
Sản phẩm được bán với nhiều mức giá trên thị trường, giao động từ 260-700 nghìn đồng/đôi, với những lời quảng cáo “có cánh” như: “Chườm gan, chườm thận, chườm đa năng, giúp đả thông bế tắc mao mạch ngoại vi...”
Bàn chân bị bỏng của ông T. sau khi dùng “cặp đá thần kỳ” để chườm. (ảnh: BVCC) |
Cách sử dụng của nó cũng rất đơn giản: Luộc trong nước sôi 20 phút hoặc hâm nóng bằng nhiệt độ cao 2-5 phút trong lò vi sóng rồi chườm vào các bộ phận trên cơ thể. Đối với người bệnh đái tháo đường, thì việc sử dụng viên đá này được quảng cáo có tác dụng giảm tê bì chân tay, lưu thông khí huyết…
Mặc dù, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng của “cặp đá thần kỳ” đối với việc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, do tâm lý đám đông, những lời giới thiệu truyền miệng từ người này sang người khác, sản phẩm này đã được nhiều người dân, trong đó có những bệnh nhân đái tháo đường sử dụng.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân Nguyễn Xuân T. thấy chân ông bị sưng tím, vợ ông đã lấy cặp đá nói trên cho vào lò vi sóng quay nóng lên với nhiệt độ cao trong thời gian 5 phút. Sau khi chườm chân 30 phút, ông T. bị tăng huyết áp, mặt đỏ lựng. Đến khi con trai ông phát hiện, chân ông đã bị bỏng nặng, xuất hiện những mảng phồng rộp lớn.
Các bác sĩ cảnh báo, đây không phải trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân đái tháo đường tự ý chườm nóng bằng các nguyên liệu khác nhau: đắp lá, chườm đá, dùng đá muối Hymalaya...
Việc chườm nóng, dùng nhiệt điều trị chứng tê bì cần hết sức thận trọng và phải được kiểm soát vì với bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng thần kinh ngoại vi khiến bệnh nhân tê bì, mất cảm giác nóng lạnh. Khi sử dụng đá chườm, người bệnh không cảm nhận được sức nóng của đá, gây bỏng nghiêm trọng mà vẫn không biết.
Trước đó, tại Bệnh viện E cũng tiếp nhận, cấp cứu cho một cụ bà 67 tuổi ở Hà Nội bị dị vật đường tiêu hoá do ngậm đá nano chữa ho. Đặc biệt, bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng đã bỏ thuốc để ngậm đá dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.
Bệnh nhân đang được bác sĩ lấy dị vật. (ảnh: BVCC) |
Theo gia đình người bệnh, trước đó vài ngày cụ bà bị ho nhiều nên đã tự dùng thuốc viên ngậm được tặng tại một sự kiện tư vấn về sức khoẻ. Viên “thuốc” này được quảng cáo là đá nano có thể chữa bách bệnh, từ đau xương khớp (chỉ cần dán vào chỗ đau), viêm họng (ngậm), đái tháo đường (pha vào nước uống)… Khi bị ho, cụ bà đã ngậm viên đá này lúc ngủ và vô tình nuốt.
Các bác sỹ Khoa Thăm dò chức năng - nội soi, Bệnh viện E đã gắp dị vật ra khỏi đường tiêu hoá của bệnh nhân, dị vật có đường kính gần 2cm. Cái khó của ca bệnh này là dị vật mà bệnh nhân nuốt phải là hình tròn, trơn, nên rất khó gắp ra. Thêm nữa, dị vật này có thể không nằm cố định mà di chuyển trong đường tiêu hóa của bệnh nhân, dễ đi sâu vào cơ thể, gây tổn thương cơ quan nội tạng như thực quản, dạ dày, ruột…
Các bác sỹ cảnh báo, hiện chưa biết rõ công dụng thực sự của loại đá này đối với sức khỏe con người nên người dân đừng tin tưởng mà bỏ thuốc điều trị bệnh, nhất là các bệnh mãn tính của người già như tăng huyết áp, đái tháo đường, cơ xương khớp...
Cận cảnh cặp đá được cho là có khả năng chữa bệnh bách bệnh. |
Trong một lần trả lời báo chí về việc sử dụng đá quý để chữa bệnh ung thư, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết: Để điều trị bệnh ung thư, các bác sĩ phải căn cứ theo từng loại ung thư để biết được do virus nào gây ra mà sử dụng phác đồ điều trị thích hợp.
Khác với những căn bệnh khác, nếu phát hiện hoặc điều trị chậm trễ, bệnh nhân ung thư sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống. Từ đó, ông cho rằng phương pháp sử dụng đá quý để chữa bệnh chỉ mang tính chất tâm linh, giúp người bệnh có niềm tin vào sự sống còn để đấu tranh với bệnh tật theo hướng tích cực. Đây cũng là cách chữa bệnh của những người cổ đại khi mà khoa học, y tế chưa được phát triển như ngày nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58