-->
Quy hoạch xây dựng tượng Quốc tổ Hùng Vương:

Không nên địa phương nào cũng xây

Các tượng Quốc tổ Hùng Vương đã có là biểu tượng của lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, đã đáp ứng một phần yêu cầu về tinh thần và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong việc tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Việc quy hoạch xây dựng tượng Quốc tổ Hùng Vương được nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ phát huy việc thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, nét văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội của người Việt.
khong nen dia phuong nao cung xay Nhân dân cả nước nô nức đón ngày Giỗ Tổ mùng 10/3
khong nen dia phuong nao cung xay Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Trong thời gian qua, một số địa phương đã xây dựng đền thờ, tượng các Vua Hùng. Đa số tượng Vua Hùng được xây dựng trong các đền thờ, một số ít ở không gian công cộng ngoài trời, gồm có 3 tượng Vua Hùng tại Công viên Văn hóa Đồng Xanh (TP Pleiku, Gia Lai); tượng ngoài trời Hùng Vương và tượng trong nhà tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (TP.HCM) và một số tượng Hùng Vương khác ở ngoài trời có quy mô nhỏ.

khong nen dia phuong nao cung xay
Các tượng Quốc tổ Hùng Vương góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. ảnh: Báo Lao động

Tuy nhiên, việc xây dựng tượng Vua Hùng ở ngoài trời trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế. Vì nằm trong các khu vui chơi, thắng cảnh, du lịch nhằm mục đích trang trí cảnh quan nên công trình không mang tính biểu tượng, thiếu sáng tạo về nghệ thuật. Mặt khác, chưa có quy hoạch tổng thể không gian, kiến trúc để tạo thành điểm nhấn văn hóa; chưa có sự phối hợp, quy hoạch đồng bộ về cảnh quan, không gian, bài trí, ánh sáng, màu sắc...

Tiêu chí quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương là nội dung được nhiều chuyên gia, nhà quản lý quan tâm. Theo đó, sẽ có các tiêu chí về nội dung, địa phương, địa điểm xây dựng, tiêu chí nghệ thuật và tiêu chí kỹ thuật đối với các công trình tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương.

Tại Hội thảo “Quy hoạch tượng đài, tượng ngoài trời Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035” vừa diễn ra ngày 8/5, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Vương Duy Biên cho rằng, chủ trương xây dựng Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương đến năm 2035 là cần thiết, làm cơ sở định hướng cho việc quy hoạch xây dựng hệ thống tượng đài Quốc tổ Hùng Vương. Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương nhằm kiểm soát về số lượng, chất lượng các công trình tượng đài Quốc tổ Hùng Vương từ nay đến năm 2035 trong cả nước, đồng thời xác định nhiệm vụ, mục tiêu, địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, chỉ nơi nào thật sự cần và tiêu biểu thì mới xây tượng. Không nên ở đâu cũng xây tượng đài Vua Hùng là không cần thiết. Quy hoạch xây dựng tượng Quốc tổ Hùng Vương là phát huy việc thờ cúng tổ tiên. Vì thế, thờ cúng là phải có nơi có chốn, đúng quy cách, đương nhiên không loại trừ việc hiện đại hóa cho phù hợp với thực tại. Theo ông Dương Trung Quốc, có một thực tế là ý niệm về Vua Hùng đã phát triển dần theo sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất mà Việt Nam nên phát huy là Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, cho nên, xây dựng các khu thờ cúng Vua Hùng quan trọng hơn là xây dựng tượng đài ở nhiều nơi.

Theo ý kiến của họa sĩ Vi Kiến Thành, các tượng Quốc tổ Hùng Vương đã có chưa thể hiện được vai trò là tiêu điểm, điểm nhấn không gian trong cảnh quan nơi đặt tượng, chiếm lĩnh không gian bằng chính hình khối và chất liệu, nội dung tinh thần của tượng, tạo tâm điểm của thị giác và cảm xúc thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh đối với người thưởng lãm. Về phong cách tạo hình, tượng Vua Hùng đã có còn thiếu đầu tư nghiên cứu những hình tượng điển hình, hình khối đặc trưng..., làm mất đi sự biểu cảm, không truyền tải được những cảm xúc cần thiết tới công chúng.

Còn theo ông Nguyễn Đắc Thủy - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ, cần thiết phải có quy hoạch để thống nhất quản lý các địa điểm cũng như chất lượng các công trình. Từ hiện trạng nhiều nơi đã có tượng Vua Hùng nhưng lại không theo một mẫu chung thống nhất, không đáp ứng tiêu chí mỹ thuật, kỹ thuật càng cho thấy sự cần thiết của quy hoạch tổng thể này. “Vua Hùng là nhân vật huyền sử, không có tư liệu lịch sử bằng hình ảnh nên rất mơ hồ về mặt tạo hình, khá khó khăn khi xây dựng hình mẫu.

Mặt khác, cần có các tiêu chí rõ ràng, ví như tiêu chí “địa phương có vị trí địa lý đặc biệt” thì cần cụ thể hóa như thế nào là đặc biệt, là nơi tiền tiêu Tổ quốc hay vùng hải đảo xa xôi... Hoặc, nếu không rõ ràng tiêu chí “có dấu ấn lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia” thì cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiều địa phương đều có thể xây dựng tượng Vua Hùng nếu có nhu cầu”, ông Nguyễn Đắc Thủy chia sẻ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động