Không lo thu nhập giảm, chỉ lo các em quên bài
Các đơn vị giáo dục tiên phong áp dụng công nghệ thông tin “vượt bão” Covid-19 | |
Giáo viên mầm non ngoài công lập gồng mình “vượt bão” | |
Tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trên truyền hình |
Học sinh nghỉ học, nhưng giáo viên không được nghỉ, đó là sự thật. Khi học sinh nghỉ, các thầy cô vẫn phải làm việc, thậm chí còn làm nhiều gấp đôi. Nào là công tác vệ sinh trường học, xịt khuẩn, quét dọn, lau chùi trường lớp để sẵn sàng đón các em trở lại trường khi hết dịch.
Không chỉ có thế, ngày nào thầy cô cũng phải soạn giáo án, ra bài tập rồi liên hệ với cha mẹ học sinh để gửi bài tập cho các em. Gửi bài tập đi rồi, còn phải canh cánh chờ xem có phụ huynh nào phản hồi hoặc hỏi thêm gì nữa không. Nếu như ngày thường, sau giờ lên lớp các thầy cô được về nhà nghỉ ngơi, thì bây giờ lại vì các em mà ngồi “canh” mạng facebook, zalo, viber… để trả lời cha mẹ học sinh, sao cho các em có thể hiểu bài, làm bài thật tốt mới yên tâm.
(ảnh minh họa: B.T) |
Có những trường học tổ chức cho học sinh học online, nhiều thầy cô phải thức trắng đêm để soạn giáo án điện tử rồi tìm hiểu các phần mềm trực tuyến để dạy học. Ngay việc tự mình mày mò cài đặt phần mềm rồi lại gửi link, hướng dẫn phụ huynh đăng nhập cũng khiến nhiều thày cô “kiệt sức”. Mỗi lớp có trên dưới năm mươi học sinh, có cô dạy bộ môn còn dạy mấy lớp, ngay cả chuyện tương tác để các em có thể nghe bài giảng cũng khiến các thày cô bận “tối mắt”.
Rôi những khuyến cáo của nhà nước, của ngành giáo dục, ngành y tế liên tục phải cập nhật và gửi đến cha mẹ học sinh. Nhiều cuộc trưng cầu ý kiến phụ huynh được thực hiện trong suốt mùa dịch khiến các thầy cô không lúc nào rời được chiếc điện thoại. Việc nhà bị ảnh hưởng, tâm lý lo lắng, bất an luôn thường trực, dù các thầy cô đang “được nghỉ”.
Còn nhiều lắm những công việc mà thầy cô phải làm khi không đến lớp, bởi dịch bệnh chưa có dấu hiệu giảm bớt, thời gian nghỉ cũng không được xác định một lần mà lại chia thành nhiều đợt, cho nên lúc nào thầy cô cũng phải là những người luôn ở trong tâm thế sẵn sàng để cập nhật chỉ thị mới, cũng như phải chuẩn bị sẵn sàng đón các em quay trở lại trường. Khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn.
Và rồi, tất cả những nỗi nhọc nhằn ấy chưa thấm vào đâu so với nỗi nhớ trường, nhớ học trò, nhớ những giờ lên lớp… mọi thứ cứ chống chếnh đến lạ. Nếu như nghỉ hè, cái cảm giác kết thúc năm học, thầy cô hoàn thành nhiệm vụ với học sinh sung sướng bao nhiêu, thì đợt “nghỉ” này lại khiến các thầy cô bận tâm biết bao. Kiến thức vẫn còn nguyên đấy, dù mỗi ngày dạy một vài tiết học online, giao cho học trò vài bài tập, nhưng những kiến thức đó cũng chẳng thấm vào đâu so với chương trình chính khóa. Rồi sau đó, lại lo học dồn, tăng tiết, làm kiểm tra…với biết bao áp lực cho cả thầy và trò.
Và có lẽ, nỗi lo lớn nhất của người làm thầy chính là lo học sinh quên bài vở, hay những em học sinh lớp một, lớp hai quên đi tác phong nề nếp đã từng được rèn rũa. Ngoài việc học, thầy cô lo cho một số học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình sẽ ham chơi và nhiễm một số thói xấu …
Có thể nói chưa bao giờ lương tâm trách nhiệm của thầy cô giáo lại được thể hiện rõ ràng đến như vậy. Nay vì dịch bệnh mà học sinh phải nghỉ học, những thầy cô giáo ở mọi miền đất nước hiện vẫn đang ngày đêm nỗ lực hết mình để giúp các em tiếp tục cuộc hành trình đi đến tương lai, dù gian nan vất vả vẫn còn đấy, với những con số về dịch bệnh làm lòng họ bất an.
Phạm Minh Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21