--> -->

Không để hàng giả lộng hành dịp cuối năm!

Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, những tháng cuối năm 2021, hoạt động buôn lậu hàng giả, hàng nhái trên thị trường cả nước không có chiều hướng giảm mà ngày càng tăng cao. Trong đó, nhiều mặt hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được quảng cáo rầm rộ và bán tràn lan trên các trang mạng xã hội gây khó khăn trong vấn đề kiểm soát, bảo vệ người tiêu dùng, cũng như chống thất thu thuế cho Nhà nước.
Chống buôn lậu hàng giả lại “nóng” dịp cuối năm Hà Nội xuất hiện các cửa hàng giãn cách không người bán, đồng giá 10.000 đồng Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý?

Chưa truy được tận gốc các đường dây buôn lậu…

Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Bộ đội Biên phòng… đã chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về lĩnh vực buôn lậu, hàng giả, hàng nhái; nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng buôn lậu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán cận kề, cùng với nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dự báo tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Không để hàng giả lộng hành dịp cuối năm!
Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 2/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trong đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; góp phần bảo đảm bình ổn giá, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo 389 cho thấy, đây không chỉ là vấn đề quan trọng, mà là sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thực tế, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực sản xuất để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa chất lượng với giá cả phù hợp thì lại bị số lượng lớn hàng lậu cạnh tranh, các đối tượng làm giả, làm nhái sản phẩm lừa dối người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh.

Đề cập đến thực trạng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, cũng như những khó khăn, tồn tại của công tác chống buôn lậu, chống hàng giả, hàng nhái… của các lực lượng chức năng thời gian qua, tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng” mới đây, ông Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho hay, trong năm 2021, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu, gian lận thương mại không có chiều hướng giảm, nhất là các mặt hàng có ảnh hưởng đến người tiêu dùng như găng tay y tế, thiết bị y tế phòng chống dịch, thuốc lá, các hàng tiêu dùng thời trang…

Nhận diện các thủ đoạn, hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu, ông Hùng Anh cũng cho biết, kế hoạch hành động mà ngành Hải quan đã và sẽ triển khai trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu vi phạm sở hữu trí tuệ là thực hiện điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình, rà soát dữ liệu trên các chương trình nghiệp vụ để sàng lọc đối tượng, lập kế hoạch đấu tranh, bắt giữ các đối tượng vi phạm.

Cũng liên quan nội dung này, tại Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 nhận định, việc xử lý hàng giả, hàng nhái mới chỉ xử lý người bày bán, người vận chuyển, số vụ truy tận gốc chưa nhiều nên tới đây cần truy đúng đối tượng cầm đầu để triệt phá đường dây.

Ông Đặng Văn Dũng cũng đưa ra nhiều gợi ý để gắn kết các lực lượng chức năng quản lý Nhà nước, cùng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và với cả doanh nghiệp, người tiêu dùng vào cuộc chống hàng lậu, hàng giả. Đặc biệt, cần triển khai tốt các biện pháp mà Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc yêu cầu như thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, doanh nghiệp về quyền và lợi ích của mình trong công tác này; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng phân khúc thị trường; ổn định cuộc sống của người dân, nhất là khu vực biên giới để không tham gia tiếp tay cho buôn lậu, vận chuyển hàng giả.

Hàng giả, hàng nhái tràn lan trên mạng xã hội

Có thể thấy, không chỉ thời điểm này mà từ nhiều năm qua, thực trạng buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn luôn là một trong những vấn nạn khó kiểm soát. Đặc biệt, việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều đối tượng sử dụng các nền tảng internet để kinh doanh, trao đổi, buôn bán… điều này đã khiến cho cơ quan chức năng bối rối và vất vả hơn trước nhiều, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài cũng đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Không để hàng giả lộng hành dịp cuối năm!
Cần xử lý tận gốc các đường dây buôn lậu mới có thể ngăn chặn được vấn nạn buôn lậu hàng giả, hàng nhái.

Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, ngoài việc tích cực từ việc kinh doanh trực tuyến, thì loại hình kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt hiện nay việc người tiêu dùng đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada... để đưa hàng từ nước ngoài vào Việt Nam rất dễ dàng.

Trong khi đó, đặc thù của việc kinh doanh online là người bán không có gian hàng thực tế nên rất khó kiểm tra, có khi họ chỉ lập ra website hoặc gian hàng ảo trong một thời gian ngắn và bán hết lô hàng thì đóng cửa, nên khi cơ quan chức năng phát hiện thì đã không xử lý được. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm trong dịp cuối năm tăng cao, tâm lý sính hàng ngoại và có một bộ phận cán bộ ngó lơ hoặc tiếp tay cho việc buôn lậu đã khiến cho tình hình chống hàng gian, hàng giả trở nên phức tạp hơn trước.

Theo ông Hùng Anh, trong từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại; thương mại điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, các dấu hiệu của hành vi đầu cơ, găm hàng; kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; kiểm tra việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết.

Với vai trò là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Vũ Thị Kim Hạnh cho rằng, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường cứ vào cao điểm mua sắm cuối năm, thì hàng giả, hàng nhái lại xuất hiện, buôn bán khá tùy tiện. Điều đáng lo ngại là việc quảng cáo hàng giả diễn ra một cách liều lĩnh, ngang nhiên, khiến cộng đồng doanh nghiệp rất bức xúc vì bị thiệt hại lớn, không bán được hàng, bị mất uy tín, thương hiệu. Tình trạng này cứ kéo dài mà không có biện pháp xử lý nguy cơ có thể khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chân chính bị phá sản.

Để giải quyết tình trạng này, bà Vũ Thị Kim Hạnh khuyến nghị, các cơ quan chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử phạt và đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ để nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cũng nhằm tăng cường công tác kiểm tra cuối năm, ông Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, những nội dung mới trong kế hoạch tập trung kiểm tra cuối năm là tăng cường kiểm soát việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Đối tượng kiểm tra trong đợt cao điểm lần này sẽ là tổ chức, cá nhân sản xuất, chứa trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa hoặc có hoạt động thương mại điện tử, hoạt động trên môi trường mạng để kinh doanh, có hành vi, dấu hiệu vi phạm: Kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm về quảng cáo, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, niêm yết giá hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của lực lượng quản lý thị trường; đặc biệt là hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị vật tư y tế...

Theo ông Hùng Anh, trong từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại; thương mại điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, các dấu hiệu của hành vi đầu cơ, găm hàng; kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; kiểm tra việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Những năm qua, đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành cùng với hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động. Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu ngày càng cao của tổ chức nhằm tiếp tục đáp ứng các yêu cầu mới, trong tình hình mới… vấn đề nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ Công đoàn tiếp tục là trọng tâm mà Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hướng đến.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, tối nay (25/5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng đoàn quan chức cấp cao Cộng hòa Pháp đã đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5.
Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại tòa nhà chung cư C2 Xuân Đỉnh, nằm trên phố Đỗ Nhuận, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, khiến nhiều cư dân hoảng loạn bỏ chạy xuống tầng trệt để thoát thân.
Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trong đó giao thông công cộng đóng vai trò then chốt. Hệ thống thẻ vé điện tử liên thông Hà Nội đang hướng đến là một minh chứng cho nỗ lực đó.
Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô
Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Với mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt 3 đội hình tình nguyện gồm: Đội hình "Sắc xanh tình nguyện - sạch từ ngõ tới phố"; Đội hình “Thanh niên hành động - Nói không với rác thải nhựa”; Đội hình “Mùa hè tình nguyện xanh”.

Tin khác

Dự báo giá vàng tuần tới nhiều khả năng tăng mạnh

Dự báo giá vàng tuần tới nhiều khả năng tăng mạnh

Tâm lý lạc quan hiện đang trở lại với thị trường vàng. Phần lớn chuyên gia kỳ vọng giá vàng sẽ tăng trong tuần giao dịch tới.
Dự báo giá xăng trong kỳ điều hành 29/5: Xăng tăng, dầu giảm

Dự báo giá xăng trong kỳ điều hành 29/5: Xăng tăng, dầu giảm

Giá dầu thế giới tuần qua quay đầu giảm nhẹ. Chuyên gia dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới điều chỉnh theo hướng xăng tăng, dầu giảm.
Giá xăng dầu hôm nay (25/5): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (25/5): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (25/5), giá xăng dầu thế giới tăng khi nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ bước vào giai đoạn tăng cao, đồng thời thị trường lo ngại về kết quả không mấy khả quan trong vòng đàm phán hạt nhân mới nhất giữa Mỹ và Iran. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,03 USD/thùng, tăng 0,53%, giá dầu WTI ở mốc 61,76 USD/thùng, tăng 0,54%.
Tỷ giá USD hôm nay (25/5): Giá USD “chợ đen” tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (25/5): Giá USD “chợ đen” tăng nhẹ

Tại thị trường “chợ đen”, tỷ giá USD “chợ đen” tính đến 6h hôm nay tăng 20 đồng chiều mua và không đổi chiều bán so với phiên giao dịch ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 26.250 - 26.350 đồng/USD.
Giá vàng hôm nay (25/5): Vàng tăng vọt 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (25/5): Vàng tăng vọt 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (25/5): Giá vàng trong nước tăng mạnh, với giá vàng miếng tăng 500.000 đồng, vàng nhẫn tăng mạnh nhất lên tới 1 triệu đồng.
Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Tiếp tục đàm phán, sớm đạt thỏa thuận về thuế quan với Hoa Kỳ

Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sau vòng đàm phán lần thứ 2, đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
Giá xăng dầu hôm nay (24/5): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (24/5): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (24/5), giá dầu thế giới tăng trở lại khi các nhà mua Mỹ đẩy mạnh việc bổ sung tồn kho trước kỳ nghỉ lễ Memorial Day kéo dài ba ngày, trong bối cảnh dấy lên lo ngại xung quanh vòng đàm phán hạt nhân mới nhất giữa Mỹ và Iran. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,77 USD/thùng, tăng 0,51%, giá dầu WTI ở mốc 61,55 USD/thùng, tăng 0,57%.
Tỷ giá USD hôm nay (24/5): Giá USD thế giới giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (24/5): Giá USD thế giới giảm mạnh

Hôm nay (24/5): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,86%, xuống mức 99,10.
Giá vàng thế giới tăng vọt do động thái mới của ông Donald Trump

Giá vàng thế giới tăng vọt do động thái mới của ông Donald Trump

Giá vàng thế giới tăng mạnh gần 60 USD/ounce sau khi mở cửa phiên giao dịch Mỹ ngày 23/5. Phát biểu mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến kim loại quý lên giá.
Sáng nay (24/5): Giá vàng trong nước chưa có nhiều thay đổi

Sáng nay (24/5): Giá vàng trong nước chưa có nhiều thay đổi

Giá vàng hôm nay (24/5): Trên thị trường trong nước, giá vàng SJC vẫn trụ ở mức 120 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động