--> -->

Khơi thông việc phân quyền về quản lý và sử dụng ngân sách trong chi đầu tư phát triển

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), quy định về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô được quy định từ Điều 37 đến Điều 45. Các quy định này nhằm tạo nguồn lực cho việc đầu tư, phát triển hạ tầng, đô thị, nhà ở, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Những ý tưởng lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa Góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Các quy định chủ yếu theo hướng đẩy mạnh phân quyền trong lĩnh vực đầu tư, đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư, tăng cường biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đa dạng hóa mô hình, phương thức đầu tư mới, qua đó giúp thu hút đầu tư xã hội để hỗ trợ cho nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, tài sản công nhằm thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội xanh, thông minh, hiện đại (trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình trọng điểm về phát triển đô thị, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và khoa học công nghệ của Thủ đô).

Theo tính toán, trong giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu chi đầu tư phát triển của Thành phố là 715 nghìn tỷ, trong khi đó ngân sách Thành phố chỉ có thể đáp ứng được 312,56 nghìn tỷ; vì vậy con số thiếu hụt này cần có nhiều giải pháp đồng bộ để huy động nguồn lực đầu tư.

Việc xây dựng các quy định trên là bước cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng phát triển Thủ đô và các chủ trương chính sách về phát triển đô thị nói chung. Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng quy định cả hình thức đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Một số quy định được kế thừa, tiếp thu các quy định hiện nay đang về cơ chế, chính sách thí điểm tại Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh như: Việc tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công nhóm B,C; Đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; Thực hiện hình thức hợp đồng BT; Thu hút nhà đầu tư chiến lược.

Khơi thông việc phân quyền về quản lý và sử dụng ngân sách trong chi đầu tư phát triển
Theo dự thảo Luật Thủ đô, Hà Nội sẽ khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, tài sản công nhằm thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển Thủ đô Hà Nội xanh.

Bên cạnh đó, còn có các quy định phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô thẩm quyền đầu tư so với quy định hiện hành của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư; biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong các lĩnh vực cao hơn so với quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư; các quy định về những mô hình, giải pháp đầu tư mới như: Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; Thử nghiệm có kiểm soát (giải pháp công nghệ mới, khu phát triển thương mại, văn hóa, quỹ đầu tư mạo hiểm); Mô hình nhượng quyền kinh doanh, quản lý, liên kết trong khai thác tài sản công lĩnh vực văn hóa, thể thao là những vấn đề mới hiện chưa có trong quy định của pháp luật.

Các quy định về đầu tư là những giải pháp toàn diện, có tính đột phá để thực hiện những định hướng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra về xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Trong đó, có một số quy định tạo bước đột phá về cơ chế, cụ thể như sau:

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Quy định này cho phép Thành phố huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị, trong đó việc quy hoạch vùng phụ cận và thu hồi, đấu giá đất trong vùng phụ cận là biện pháp để thu lại giá trị gia tăng từ đất để tạo nguồn lực cho phát triển đường sắt đô thị. Quy định này đã cơ bản thể hiện được về biện pháp, cách thức triển khai thực hiện và giải pháp kết hợp giữa dự án đường sắt đô thị và dự án phát triển đô thị.

Đây là biện pháp quan trọng để giúp Thành phố đẩy nhanh tiến độ phát triển đường sắt đô thị; từ đó, giúp tăng cường khả năng kết nối giao thông, giúp giảm phương tiện giao thông cá nhân từ đó giảm ùn tắc giao thông ở đô thị trung tâm; giảm ô nhiễm không khí; giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị trung tâm, phát triển các đô thị, thành phố vệ tinh, từ đó thực hiện hiệu quả mục tiêu di dời các cơ sở, trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, giãn dân ở khu vực đô thị trung tâm.

Ngoài ra, để hoàn thiện hơn, cần xem xét quy định mở rộng việc thực hiện TOD không chỉ trên địa bàn Thủ đô mà còn kết nối đến các đô thị trong vùng Thủ đô. Cần quy định đa dạng các hình thức đấu giá, đấu thầu đối với quyền sử dụng đất để lựa chọn chủ đầu tư; đấu giá, đấu thầu phần diện tích không gian ngầm, khoảng không trên cao đã đầu tư hạ tầng hoặc triển khai dự án mới để tăng khả năng thu hồi giá trị gia tăng khi quy hoạch tại khu vực TOD cho phép tăng mật độ xây dựng không gian trên cao và không gian ngầm. Cần có quy định cho phép Nhà nước thu được giá trị tăng thêm (tiền không gian ngầm, khoảng không) của các công trình hiện hữu trong khu vực TOD khi phát triển thêm, mở rộng, hoặc xây dựng lại công trình hiện hữu.

Đồng thời, cần cân nhắc quy định cho phép được điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch trong quy hoạch chi tiết của khu vực TOD so với quy hoạch phân khu đã được duyệt trong điều kiện bảo đảm được đồng bộ, phù hợp về khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị đất đai trong khu vực TOD, qua đó Nhà nước, người dân, nhà đầu tư có thể cùng khai thác và chia sẻ lợi ích gia tăng từ đất.

Thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng - chuyển giao

Đây là quy định có phần tương tự với quy định về hợp đồng BT tại Nghị quyết số 98/2023/QH15, khi quy định về việc thanh toán hợp đồng BT bằng tiền, vốn đầu tư công (khoản 3); đồng thời còn quy định về việc thanh toán hợp đồng BT bằng quỹ đất, nhà.

Các quy định về hình thức hợp đồng BT giúp Thành phố có thêm biện pháp thu hút đầu tư mới, việc thanh toán hợp đồng BT bằng đất, nhà được áp dụng khi vốn đầu tư công khó hoặc không bố trí được; đồng thời, việc áp dụng hợp đồng BT bằng tiền sẽ giúp cho việc triển khai dự án được đẩy nhanh hơn so với quy trình đầu tư công hiện hành.

Tăng thẩm quyền cho Thành phố trong lĩnh vực đầu tư

Các quy định tại Điều này đã tăng thẩm quyền mạnh mẽ cho Thành phố về đầu tư công và đầu tư tư nhân so với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư, trong đó đặc biệt là việc giao thẩm quyền cho Thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án trên 10 nghìn tỷ (thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo Luật Đầu tư công); trong đó dự án đường sắt đô thị không bị giới hạn mức vốn, còn đối với các loại dự án khác là không vượt quá 20.000 tỷ đồng. Đây là quy định rất cần thiết, trao quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Thành phố; mặt khác việc quy định giới hạn 10 nghìn tỷ đã có từ Luật Đầu tư công năm 2014, đến nay đã không còn thực sự phù hợp.

Tuy nhiên, việc giới hạn đến 20.000 tỷ đồng đối với các dự án khác là chưa rõ về cơ sở lựa chọn mức này. Thực tế có những dự án trên 20.000 tỷ đồng hoàn toàn thuộc nguồn vốn của Thành phố, nằm trên địa bàn Thành phố, ít có sự tác động đến địa phương khác cùng cần giao cho Thành phố chủ động quyết định (như dự án các cầu vượt sông Hồng tới đây có thể vượt mức 20.000 tỷ đồng).

Quản lý tài sản công

Quy định trên cho phép Thành phố được nhượng quyền kinh doanh, quản lý các công trình hạ tầng văn hóa, thể thao nhằm sử dụng, khai thác hiệu quả công trình, tạo nguồn thu để tái đầu tư, bảo dưỡng, phát triển công trình, tăng khả năng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp. Đây là quy định rất phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo và tình hình thực tiễn.

Để hoàn thiện quy định này cần xem xét phạm vi có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác hay không (ví dụ như y tế, giáo dục); đồng thời cần xem xét lại việc xác định các công trình này là trên địa bàn Thành phố (cả của Trung ương và của Hà Nội) hay chỉ riêng các công trình do Hà Nội quản lý.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Trong khuôn khổ chuyến du đấu tiền mùa giải 2025/26, Arsenal có màn khởi động ấn tượng khi vượt qua AC Milan với tỷ số 1-0 trong trận giao hữu diễn ra tại sân vận động Quốc gia Singapore. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Bukayo Saka - ngôi sao vừa trở lại sau kỳ nghỉ hè, đánh dấu ngày tái xuất đầy ấn tượng của tiền vệ người Anh.
Nguyễn Thùy Linh lập kỳ tích mới, đưa cầu lông Việt Nam lên tầm cao lịch sử

Nguyễn Thùy Linh lập kỳ tích mới, đưa cầu lông Việt Nam lên tầm cao lịch sử

Tay vợt nữ số một Việt Nam - Nguyễn Thùy Linh tiếp tục tạo nên dấu ấn vàng cho cầu lông nước nhà khi chính thức vươn lên vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng đơn nữ của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Đây là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay của một tay vợt nữ Việt Nam ở nội dung đơn, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong hành trình phát triển của bộ môn cầu lông Việt Nam.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động