Khỏi mang tiếng "xin cho"
May ra mới dẹp được | |
Tất cả đều sai |
- Chính vì lẽ đó mà mặc dù bộn bề với bao nhiêu dự án luật, Quốc hội vẫn dành thời gian để “bấm nút” quyết định giữ lại môn lịch sử.
- Theo tớ được biết cái sáng kiến “tích hợp” này của anh Giáo dục đã tốn bao nhiêu cuộc hội thảo. Cánh báo chí cũng tốn khá nhiều giấy bút đàm luận về vấn đề này.
- Ấy vậy mà anh Giáo dục vẫn nói dư luận đã hiểu nhầm cái “tích hợp” này. Rằng gộp lại để học sử tốt hơn. Rằng con cháu của những người có sáng kiến này đã học xong cả, họ lo là lo cho thế hệ mai sau.
- Lo kiểu gì mà thế hệ mai sau mù tịt lịch sử, nghĩa là mù tịt quá khứ rồi bấu víu vào đâu để phát huy truyền thống?
- Vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm với những thiệt hại về tinh thần và vật chất của cái “sáng kiến” này?
- Việc này chưa có tiền lệ. Sai thì sửa, còn cái sai thiệt hại thế nào thì “rút kinh nghiệm”.
- Hẳn nào chưa hết chuyện lịch sử, anh Giáo dục lại có “sáng kiến” cho ạnh “Kinh công” (trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ) đào tạo bác sĩ, dược sĩ.
- Chuyện này tớ thấy dư luận cũng đang “dậy sóng”, không hiểu đã tổ chức hội thảo chưa, nhưng ý kiến đa số không đồng tình. Bởi thầy thuốc là một nghề đặc biệt, nó liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, không thể lơ tơ mơ được.
- Đúng là thế, nhưng bác không nghe anh Giáo dục khẳng định: "Đối chiếu với quy định hiện hành, Đại học Kinh doanh và Công nghệ hoàn toàn đáp ứng điều kiện mở ngành Y dược, nếu không cho mở là cửa quyền, mang tiếng xin cho” à?
- Nghe rất trách nhiệm đấy. Nhưng quản lý nhà nước là cho cái cần cho, từ chối cái cần từ chối. Cho “Kinh công” đào tạo thầy thuốc rõ ràng cái hại nhiều hơn cái lợi.
- Nhưng trong bối cảnh trường trường đều đào tạo đa ngành; hàng loạt tổng công ty nhà nước kinh doanh ngoài ngành… việc “Kinh công” đào tạo thầy thuốc có gì là lạ.
- Tớ đã nói rồi, thầy thuốc là một nghề đặc biệt. Nhiều sinh viên tại các trường chuyên y, dược còn chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh huống hồ anh chuyên công nghệ, kinh doanh đi đào tạo bác sĩ.
- Em hỏi là hỏi vậy thôi, chứ em cũng thấy chuyện này nó gờn gợn. Em nhớ không nhầm thì trước việc đào tạo ồ ạt ngành Y Dược ở nhiều trường đại học, cao đẳng không chuyên đã dẫn đến tình trạng thừa nhân lực ngành y tế, chất lượng đầu ra không đảm bảo, gây bức xúc cho người dân, nên ngày 4/12/2014, anh Giáo dục và Y tế đã thống nhất tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng các ngành Y, Dược thuộc khối không chuyên Y Dược..
- Đấy chú thấy chưa, bản thân anh Giáo dục thay đổi quan điểm như chong chóng. Vậy lại chả tốn giấy mực à?
- Hình như anh Giáo dục sợ dân không nhắc tới mình nên mới có nhiều “sáng kiến” lạ vậy.
- Chú nói có lẽ đúng, thất bại “tích hợp” thì lại phải có “kết hợp”. Mà tốt nhất là cho “Kinh công” “kết hợp” đào tạo y, dược.
- Anh Giáo dục cũng khôn thật, vậy là vừa được dư luận “quan tâm” vừa khỏi bị mang tiếng “xin cho”.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25