Khi trò chơi dân gian lên ngôi
Trải nghiệm các trò chơi dân gian tại lễ hội Cổ Loa | |
Trò chơi tạt lon một thời để nhớ |
Trong các lễ hội, bên cạnh phần lễ thì phần hội luôn thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách thập phương bởi sự đa dạng của các trò chơi dân gian. Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, những trò chơi này còn mang đậm bản sắc vùng miền, góp phần gắn kết cộng đồng.
Trò chơi Đấu vật tại Lễ hội Đền Sóc. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Lễ hội năm nay không chỉ đa dạng về mặt thể loại, hình thức chơi mà còn có nhiều trò chơi gần như đã “vắng bóng” hàng chục năm nay đã xuất hiện trở lại ngay giữa lòng Thủ đô, như bơi chải thuyền rồng, chơi ô ăn quan, lướt ván, cờ người…
Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền. Đến với lễ hội Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) vào mùng 6 đến 16 tháng Giêng, du khách thập phương không chỉ được chiêm ngưỡng những hình bóng truyền thuyết xưa mà còn được trải nghiệm các trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm giá trị văn hóa dân tộc.
Trò chơi Cờ người tại Lễ hội Cổ Loa Ảnh: Mai Quý |
Lễ hội Cổ Loa diễn ra hàng năm tại đền thờ An Dương Vương đã duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể của khu di tích Cổ Loa.
Một trong những trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức tại lễ hội Cổ Loa thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách thập phương phải kể đến trò chơi Cờ người. Trò chơi này không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn mang đầy tinh thần thể thao trong một cuộc đấu đầy trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Tham gia trò chơi Cờ người gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai.
Lễ hội Bơi chải thuyền rồng lần thứ nhất được tổ chức tại Hồ Tây (Ảnh: Bảo Thoa) |
Cả 32 quân cờ đều được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng. Khi trò chơi diễn ra, tiếng chiêng, tiếng trống được khua liên hồi, cờ xí, võng lọng bay phấp phới cùng với áo mão của “ba quân tướng sĩ” đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Ngoài ra, các trò chơi dân gian mang đậm giá trị văn hóa dân tộc như: Múa rối, chọi gà, đánh đu, leo dây, bắn nỏ… được tổ chức tại lễ hội Cổ Loa cũng thu hút đông đảo người dân tham gia, reo hò, cổ vũ.
Cũng trong dịp đầu năm, mùng 6 tháng Giêng, Lễ hội Đền Sóc (Sóc Sơn – Hà Nội) đã được khai mạc. Hàng ngàn người dân đã hành hương về Đền Sóc để tham gia Lễ hội và dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Thánh Gióng đã có công đem lại thái bình cho nhân dân. Ngoài các nghi lễ, nhiều trò chơi dân gian cũng được tổ chức để phục vụ người dân tham gia lễ hội như đấu vật, thi nấu ăn, cờ tướng, chơi ô ăn quan…
Việc phục hồi lại các trò chơi dân gian trong các lễ hội có ý nghĩa lớn, đó chính là phục hồi lại nét đẹp của văn hóa truyền thống, hướng đến xây dựng tâm hồn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tăng tính cộng đồng. Để phục hồi các trò chơi dân gian, các chính quyền địa phương cũng đã thành lập các ban tổ chức lễ hội, mời các chuyên gia về nghiên cứu thông qua các văn bản lịch sử, trực tiếp nghe các cụ cao niên trong làng kể lại. Từ đó, sẽ có đầy đủ căn cứ, “chất liệu” để phục dựng lại các trò chơi dân gian trong lễ hội, để hàng năm người dân sẽ được trải nghiệm sâu sắc hơn những giá trị dân gian. |
Đấu vật là môn thể thao dân gian được đông đảo người tham gia lễ hội chờ đợi. Ban tổ chức Lễ hội Đền Sóc đã dành riêng một khu vực để tổ chức trò chơi đấu vật. Khán đài tọa lạc trên một “hòn đảo” nằm bên hồ, xung quanh bao bọc bởi những vườn hoa ngũ sắc, cổng vào được trang trí đúng phong cách cổ truyền dân gian khiến người dân đến xem như được xem lại lễ hội vật cổ truyền cách đây cả thế kỷ.
Các đô vật khi tham dự trò chơi phải cởi trần và đóng khố. Khi trò chơi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài, sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, các đô vật mới xông vào ôm lấy nhau và dùng những miếng để vật ngửa địch thủ. Nhiều đô vật trẻ tuổi, vạm vỡ đến từ khắp hà thành đã kéo về tranh tài.
Mới đây, ngay tại địa điểm nổi tiếng của Hà Nội là Hồ Tây đã diễn ra Lễ hội Bơi chải thuyền rồng vô cùng đặc sắc. Người dân Thủ đô và du khách đến Hà Nội có thể tìm thấy không khí lễ hội cổ truyền ngay trong lòng thành phố nhộn nhịp, hiện đại nhất nhì đất nước.
Hàng nghìn người dân đã vây kín ven bờ Hồ Tây để chứng kiến Lễ hội bơi chải truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Điều đó minh chứng cho sự hấp của trò chơi dân gian này đối với những người dân Thủ đô hiện đại. Giá trị nguồn cội bao giờ cũng được hướng về trong những lễ hội.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết: Đây là lễ hội bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng lần đầu tiên được tổ chức với mong muốn góp phần khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống của dân tộc, tạo điểm nhấn thu hút du khách tới Thủ đô cũng như tạo đà phát triển cho các môn thể thao dưới nước.
Lễ hội được tổ chức ở Hồ Tây với sự tham dự của 27 đội đến từ thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Nguyên, quy tụ hơn 400 vận động viên tranh tài ở hai hạng mục đua thuyền rồng tiêu chuẩn và đua thuyền rồng truyền thống”.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng mong muốn lễ hội này sẽ trở thành một sân chơi để những người có niềm đam mê với bộ môn thể thao truyền thống có cơ hội tham gia nhiều hơn, người dân Hà Nội và du khách có thể tìm thấy không khí lễ hội cổ truyền ngay trong lòng thành phố nhộn nhịp, hiện đại.
Việc phục hồi lại các trò chơi dân gian trong các lễ hội có ý nghĩa lớn, đó chính là phục hồi lại nét đẹp của văn hóa truyền thống, hướng đến xây dựng tâm hồn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, tăng tính cộng đồng.
Để phục hồi các trò chơi dân gian, các chính quyền địa phương cũng đã thành lập các ban tổ chức lễ hội, mời các chuyên gia về nghiên cứu thông qua các văn bản lịch sử, trực tiếp nghe các cụ cao niên trong làng kể lại. Từ đó, sẽ có đầy đủ căn cứ, “chất liệu” để phục dựng lại các trò chơi dân gian trong lễ hội, để hàng năm người dân sẽ được trải nghiệm sâu sắc hơn những giá trị dân gian.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05