Khi robot đồng hành cùng bác sĩ trong phẫu thuật
1.000 bệnh nhân được phẫu thuật cột sống nhờ robot | |
Ứng dụng robot phẫu thuật bảo tồn chức năng hô hấp | |
Lần đầu tiên sử dụng robot phẫu thuật ung thư gan tại Việt Nam |
Một ca phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: K.Q |
Những bệnh nhân đầu tiên
Sau một tuần đầu tiên triển khai phẫu thuật robot, ngày 31.10, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đã phẫu thuật thành công cho 4 bệnh nhân. Cả 4 ca phẫu thuật đều khá khó nếu mổ hở hoặc mổ nội soi.
Người “khai máy” đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy là ông T.V.C (58 tuổi, ở TP Vĩnh Long). Ông được phẫu thuật ứng dụng robot để cắt bỏ tuyến tiền liệt vào ngày 23.10 - cũng là ngày khánh thành phòng phẫu thuật robot tại Bệnh viện này. Sau hơn 1 tuần phẫu thuật, ông đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường mà không cần sự hỗ trợ của người thân.
Ông C cho biết, trước đó, ông bị tiểu khó. Ông đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã tư vấn cho ông phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt với sự hỗ trợ của robot. Ca mổ còn có sự giúp sức của các chuyên gia phẫu thuật đến từ Singapore. Ông hoàn toàn yên tâm vì cho rằng phẫu thuật robot là phẫu thuật hiện đại bậc nhất trên thế giới và đã được nhiều nước ứng dụng thành công. Ngoài ông T.V.C, các bác sĩ khoa Thận Tiết niệu của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng mới phẫu thuật thành công cho 1 bệnh nhân nam 67 tuổi bị u tuyến tiền liệt.
Là bệnh nhân thứ 3 được phẫu thuật robot thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông P.V.V (49 tuổi) cho biết vô cùng biết ơn các bác sĩ khoa Thận Tiết niệu và người đồng nghiệp đặc biệt - máy robot. Bởi trước đó, ông đã có chỉ định cắt bỏ một bên thận vì phát hiện một khối u ác tính chưa di căn vùng thận. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tích cực của robot, ông V được phẫu thuật cắt 1 phần thận chứa khối u, bảo tồn được chức năng cả 2 quả thận. Ca mổ diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh. Sau mổ, sức khỏe ông V phục hồi tốt.
Tại khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy, một bệnh nhân nam 62 tuổi cũng mới được phẫu thuật cắt và khâu nối trực tràng dưới sự hỗ trợ của robot. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng. Khối u khá to. Ban đầu, các bác sĩ không dám cắt bỏ khối u mà phải chỉ định để bệnh nhân hóa trị, xạ trị trước nhằm làm cho khối u teo nhỏ lại.
TS-BS Lâm Việt Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu mổ thường, các bác sĩ khó có thể bảo tồn hậu môn cho bệnh nhân. Nguyên nhân là vùng phẫu thuật khá sâu và khối u to. Cuối cùng, ca phẫu thuật khâu nối trực tràng bằng robot cho bệnh nhân diễn ra thành công. Bệnh nhân được cắt bỏ khối u trực tràng mà vẫn bảo tồn được hậu môn và các chức năng vùng sinh dục. Hiện, sức khỏe bệnh nhân khá tốt và sắp được xuất viện.
Những con số ấn tượng
Trong thời gian Bệnh viện Chợ Rẫy triển khai phẫu thuật robot với đời máy hiện đại bậc nhất, bệnh viện Bình Dân cũng đã đưa ra những tổng kết đầu tiên sau 1 năm triển khai kỹ thuật robot phẫu thuật. Đây là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng phẫu thuật này trên người lớn. Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ứng dụng cho trẻ em. Bệnh viện Bình Dân cho biết, sau năm đầu tiên, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho 222 người bệnh với robot phẫu thuật, trong đó tập trung nhiều nhất có 59 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, 54 trường hợp ung thư đại trực tràng.
Theo ghi nhận của nhà sản xuất hệ thống robot phẫu thuật, 222 người bệnh đã được điều trị thành công ngay trong năm đầu tiên là ngoạn mục và ấn tượng ngay cả so số liệu của các trung tâm phẫu thuật robot lớn hiện nay trên toàn thế giới. Đặc biệt, các bác sĩ Việt Nam cũng được đánh giá cao vì sự am hiểu thể trạng và giải phẫu học trong các kỹ thuật thực hành phẫu thuật robot.
Bác sĩ thăm bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật bằng robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: K.Q |
Ưu việt và lo ngại
TS. BS Thái Minh Sâm, Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, phẫu thuật tuyến tiền liệt là một trong những chỉ định phổ biến nhất của phẫu thuật robot. Bởi vùng phẫu thuật khá sâu và nhiều góc khuất. Dưới sự giúp sức của camera và 3 cánh tay robot có thể xoay 580 độ, người phẫu thuật viên có thể thực hiện các thao tác dễ dàng hơn mổ nội soi hay mổ hở. Các bác sĩ có thể loại bỏ khối u một cách triệt để, kể cả ở những góc khuất, góc hẹp nhất. Đặc biệt, với phẫu thuật cắt khối u, robot có thể giúp lấy hết khối u một cách triệt để.
BS Lâm Việt Trung chia sẻ, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của robot, ê-kip phẫu thuật cũng khỏe hơn vì có thể giảm số lượng kỹ thuật viên. Robot có camera có thể thay thế một phẫu thuật viên đứng cầm camera: “Ở những ca mổ kéo dài, người cầm camera có thể bị run tay vì mỏi. Robot thì không biết mỏi nên hình ảnh ổn định hơn, không rung. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những thao tác đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như khâu nối mạch máu”. BS Lâm Việt Trung giải thích. Mặt khác, robot phẫu thuật có 3 cánh tay có thể xoay 580 độ, thay thế cho 1 phẫu thuật viên bằng da bằng thịt.
Tuy nhiên, cái gì hiện đại quá cũng gây ra những lo ngại nhất định: “Phẫu thuật robot đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của ê kíp, từ phẫu thuật viên đến người kỹ thuật viên, bộ phận gây mê hồi sức, điều dưỡng… Bởi nếu sự phối hợp không tốt có sự va chạm dụng cụ, robot có thể gây nên thương tổn cũng như biến chứng cho người bệnh. Mặt khác, robot phẫu thuật thực chất một hệ thống máy vi tính. Do đó, nếu vận hành xử lý không tốt, robot có thể treo máy khi đang phẫu thuật”. BS Lâm Việt Trung chia sẻ.
Do vậy, ê kíp phẫu thuật tham gia các ca mổ robot đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Ngoài ra, các ca mổ luôn có chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ nếu xảy ra sự cố.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế khẳng định, việc triển khai phẫu thuật robot tại Việt Nam chưa ghi nhận một tai biến nào. Ngày nay, phẫu thuật nội soi bằng robot là một hướng phát triển mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã triển khai ứng dụng thành công. Ở Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan… đã có robot phẫu thuật. Ở Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã triển khai rất thành công robot phẫu thuật nội soi từ năm 2014.
Theo Minh Phạm/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29