-->
Nông nghiệp thời cách mạng 4.0

Khi “giải cứu” từ lạ, hóa thành quen!

Những ngày qua, người nông dân ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) lại “dở khóc, dở cười” khi nông sản tiếp tục rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”. 
khi giai cuu tu la hoa thanh quen Người dân Hà Nội chung tay "giải cứu" củ cải
khi giai cuu tu la hoa thanh quen Củ cải đường và khả năng kiểm soát bệnh tật

Không thể cứ mãi “giải cứu”

Những ngày đầu năm 2018, một lần nữa câu chuyện “được mùa, mất giá” lại diễn ra với người nông dân tại Hà Nội và Hải Dương, khi củ cải, su hào đồng loạt nằm trắng đồng mà không thể tiêu thụ. Theo những người nông dân ở (xã Tráng Việt, Mê Linh) chia sẻ, thời điểm thu hoạch vụ tháng 3 năm nay, củ cải trắng bán tại ruộng chỉ có giá từ 500 – 1.000 đồng/1kg.

khi giai cuu tu la hoa thanh quen
Để nông sản không còn rơi vào cảnh giải cứu, việc thay đổi tư duy sản xuất và định hướng thị trường có vai trò rất quan trọng.

Trong khi đó, dịp cận tết Nguyên đán 2018, giá củ cải bán tại ruộng có giá giao động từ 6.000 – 8.000 đồng/1kg. Với mức giá thu mua rẻ như hiện nay, nhiều hộ trồng củ cải phải “cắn răng” bán lỗ vốn, thậm chí nhiều gia đình không thể tiêu thụ đành ngậm ngùi nhổ bỏ.

Rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như người dân trồng củ cải ở Mê Linh, Hà Nội, ở Tứ Kỳ, Hải Dương nhiều người dân cũng đồng loạt nhổ bỏ su hào bởi giá bán tại ruộng chỉ được thu mua từ 200 – 300 đồng/1 củ, thậm chí nhiều hộ dân muốn bán nhưng không có người thu mua.

Theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển bền vững thì cần thiết phải có chính sách, hướng đi lâu dài. Trong khi đó, thực trạng phát triển nông sản Việt thời gian qua mặc dù được đầu tư rất lớn, nhưng điểm yếu cố hữu vẫn là sản xuất manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín.

Đặc biệt, việc dự báo thông tin thị trường đối với người nông dân vẫn còn thiếu và yếu, đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng giải cứu nông sản diễn ra triền miên. Bên cạnh đó, để người nông dân thật sự yên tâm sau các vụ thu hoạch và ngành nông nghiệp phát triển bền vững, theo ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT), thì vấn đề phát triển xuất khẩu, khai thác thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp nông nghiệp cần được đặt ra nghiêm túc. Trong đó, cần nâng cao tính cạnh tranh cả về bề rộng và chiều sâu thị trường, giảm bớt mối đe dọa, những tác động tiêu cực không đáng có đối với nông sản trong nước.

Nghịch lý ở chỗ, hiện tại các chợ dân sinh ở Hà Nội hay một số tỉnh thành lớn, thì giá su hào vẫn được các tiểu thương bán với giá giao động từ 2.000 – 3.000đồng/1 củ…Và để giải quyết những khó khăn trên, phương án “tối ưu” tiếp tục được các nhà quản lý đưa ra đó chính là “giải cứu”.

Trước thực trạng nông sản Việt rơi vào thảm cảnh phải giải cứu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chưa bao giờ và chưa khi nào nông sản Việt lại lâm vào cảnh bĩ cực như những năm gần đây. Thậm chí giải cứu gần như đã trở thành “hướng đi” của nông sản Việt mỗi khi bí bách đầu ra.

Không phải nói đâu xa, chỉ tính riêng trong năm 2017, ngành NNPTNT đã phải đứng ra hô hào, kêu gọi người dân cả nước chung tay “giải cứu” thịt lợn, chuối, ớt…Trước đó, hàng loạt các loại nông sản như: Dưa hấu, tỏi, thanh long, vải thiều…cũng phải dựa vào lòng trắc ẩn của người tiêu dùng để “thanh lý” hàng.

Việc nông sản Việt liên tục phải giải cứu không chỉ khiến các nhà chuyên môn, các nhà làm chính sách trong ngành nông nghiệp “đau đầu” tìm hướng giải quyết, mà còn khiến người nông dân lo lắng mỗi khi được mùa. Thế nhưng, nghĩ đi, nghĩ lại thì dường như giải cứu vẫn là câu chuyện đang được áp dụng nhiều nhất mỗi khi nông sản không tìm được đầu ra.

Thậm chí, vấn nạn giải cứu diễn ra thường xuyên đến mức giữa năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các ngành phải chấm dứt tình trạng giải cứu nông sản. Thế nhưng, yêu cầu của Thủ tướng chưa được bao lâu thì đầu năm 2018, lại thêm 2 loại nông sản mới “xin” cầu cứu.

Tăng cường dự báo thông tin thị trường

Liên quan đến vấn đề rớt giá củ cải ở Hà Nội, ngay sau khi sự việc xảy ra, Sở NNPTNT Hà Nội đã họp bàn đưa ra phương án giải quyết. Được biết, hiện tại đã có một vài siêu thị ở Hà Nội “chung tay” giải cứu nông sản giúp người dân, theo đó, giá củ cải và su hào được thu mua đã nhích dần lên.

Đề cập nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội cho biết: Nguyên nhân chính bởi đây là thời điểm chuyển đổi cây trồng và hiện cả nước đều có tình trạng khủng hoảng thừa nông sản. Nguyên nhân thứ hai là sau Tết, nhu cầu nông sản cũng giảm đi nhiều. Đối với củ cải tại Mê Linh, ngành nông nghiệp đã kết nối nhiều doanh nghiệp đặt mua cả ruộng, do đó ngoài việc người dân thiệt hại, doanh nghiệp cũng bị thiệt hại nặng nề.

Cũng đề cập đến nguyên nhân khiến nông sản rớt giá những ngày qua, ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT cho rằng, nguyên nhân là do thời điểm cuối vụ, củ cải và su hào bị quá lứa, già, xốp không thể bán được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản khác dẫn tới tình trạng bán chậm, thậm chí nhiều người dân chần chừ không bán chờ giá cao khiến nông sản tồn đọng. Tuy nhiên, lượng tồn đọng này ở mức thấp và chỉ xảy ra cục bộ không phải trên diện rộng.

Nguyên nhân đã rõ, giải pháp cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, điều khiến người nông dân cũng như các chuyên gia kinh tế nghi ngại đó là, liệu cách giải quyết này có thực sự lâu bền?. Lo lắng trên không phải là không có cơ sở bởi lẽ, nguy cơ tiềm ẩn bởi sự cạnh tranh nông sản từ thị trường Trung Quốc vẫn đang hiện hữu.

Thậm chí, ngay tại thị trường Việt Nam, một nguy cơ cạnh tranh gay gắt dễ dàng nhận thấy đó chính là nông sản đến từ Thái Lan. Nguy hiểm hơn khi một số hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam đã bị người Thái “thâu tóm”, khiến con đường của nông sản Việt vào các hệ thống phân phối này ngày càng gặp khó.

Theo các chuyên gia kinh tế, để nông sản Việt phát triển bền vững thì cần thiết phải có chính sách, hướng đi lâu dài. Trong khi đó, thực trạng phát triển nông sản Việt thời gian qua mặc dù được đầu tư rất lớn, nhưng điểm yếu cố hữu vẫn là sản xuất manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi sản xuất khép kín.

Đặc biệt, việc dự báo thông tin thị trường đối với người nông dân vẫn còn thiếu và yếu, đó là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thực trạng giải cứu nông sản diễn ra triền miên.

Bên cạnh đó, để người nông dân thật sự yên tâm sau các vụ thu hoạch và ngành nông nghiệp phát triển bền vững, theo ông Ngô Tiến Dũng, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT), thì vấn đề phát triển xuất khẩu, khai thác thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp nông nghiệp cần được đặt ra nghiêm túc. Trong đó, cần nâng cao tính cạnh tranh cả về bề rộng và chiều sâu thị trường, qua đó, giảm bớt mối đe dọa, những tác động không đáng có lên nông sản trong nước.

Cùng chung quan điểm với ông Dũng, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, một trong những chỗ dựa quan trọng đối với việc phát triển nông sản đó chính là quy hoạch các vùng chuyên canh và dự báo mang tính định hướng thị trường qua từng thời điểm, từng năm. Tuy nhiên, hiện tính chính xác của những dự báo này vẫn đang là một dấu hỏi lớn?.

“Theo tôi, để xảy ra tình trạng như hiện nay phần lớn là do thiếu thông tin thị trường, thiếu tính định hướng của các cơ quan chức năng, mà cụ thể là ngành nông nghiệp. Thông tin thị trường tốt, không chỉ giúp định hướng cho người nông dân trong việc chủ động sản xuất, chủ động lựa chọn giống cây trồng, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn hàng. Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết theo chuỗi, xây dựng thương hiệu nông sản…làm được như vậy thì việc giải cứu nông sản mới có thể chấm dứt”, ông Phú cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động