Khi doanh nghiệp là “bạn đồng hành”
Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp
Có thể nói, từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 được ban hành, với quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đang tạo đà cho cộng đồng doanh nghiệp gia nhập thị trường, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trước khi quyết định chuyển hướng chiến lược chống dịch sang giai đoạn mới này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.
![]() |
Doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Hà Phong |
Nghị quyết 105 đặt mục tiêu đến hết năm 2021 luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động,... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Chính phủ cũng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành trực tiếp chỉ đạo, khẩn trương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết và đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Thông qua Nghị quyết 105/NQ-CP, 500.000 doanh nghiệp đã được cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ 260.000 tỷ đồng; 1,7 triệu doanh nghiệp được miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ gần 2,5 triệu tỷ đồng…
Cùng với lộ trình mở cửa phục hồi kinh tế, nhiều chính sách hỗ trợ mới tiếp tục được đưa ra. Phải kể đến Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 19/10/2021), ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Các gói hỗ trợ này bao gồm: Chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, có quy mô, chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động…
Sửa đồng thời 8 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh
Cùng với các chính sách hỗ trợ cụ thể, thấu hiểu những vướng mắc, khó khăn pháp lý của doanh nghiệp trong tình hình mới, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh (gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự).
Trong năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%... |
Trước yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp cấp thiết, Quốc hội khóa XV đã không chờ đến kỳ họp thường kỳ, mà tổ chức Kỳ họp bất thường ngay đầu năm mới 2022 để xem xét đề nghị này.
Dự án sửa đổi đồng thời một số quy định của 8 luật được thông qua chắc chắn sẽ là “gói cải cách” thể chế mà doanh nghiệp mong mỏi, với môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp, thuận lợi để Nhà nước cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch.
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật nói trên xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Đây là những vấn đề cấp bách, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tăng cường phân quyền đồng thời bảo đảm sự kiểm soát chặt chẽ nguồn lực của đất nước.
Đặc biệt, tại Kỳ họp bất thường, Quốc hội đã xem xét thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để đối phó với dịch Covid-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội.
Đây là chính sách bổ sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025…
Năm mới 2022, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn đang tạo ra nhiều áp lực, khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói, các gói chính sách hỗ trợ tài chính, gói cải cách thể chế của Nhà nước đang được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đặc biệt quan tâm, đánh giá cao và cho rằng, đây chính là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp, hộ cá nhân có thêm nguồn lực để tái sản xuất, kinh doanh.
Thực tế cho thấy, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước là sự tiếp sức cho doanh nghiệp, động viên tinh thần và thể hiện một thông điệp vô cùng tích cực về sự đồng hành.
Doanh nghiệp không chỉ cần các gói hỗ trợ trước mắt, mà để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần một thể chế pháp lý phù hợp để tạo dựng nên môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận tiện, thích nghi với điều kiện bình thường mới.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức, với tâm huyết và trách nhiệm, khát khao cống hiến vì sự phát triển của đất nước, với sự vào cuộc, hỗ trợ bằng những chính sách, cơ chế thiết thực của Đảng và Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực vượt lên khó khăn để phục hồi và phát triển, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03