Khi công nhân ngại yêu
Mơ một chốn an cư | |
Hậu phương của công nhân lao động |
Khi theo dõi các hội, nhóm của CNLĐ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber…, chúng tôi cứ ngỡ ở thời đại mà smatphone và mạng xã hội đã phổ cập thì CNLĐ không còn phải sống chung với cảnh “giường đơn, gối chiếc”.
Một số CNLĐ lựa chọn cuộc sống độc thân vì họ ngại yêu |
Bởi thực tế, trong các hội, nhóm của CNLĐ trên mạng xã hội, hằng ngày, có không ít những lời mời làm quen, kết bạn của các bạn CNLĐ được đăng tải, từ đó, CNLĐ có cơ hội giao lưu, tìm hiểu và tìm kiếm một nửa của cuộc đời mình. Nhưng khi có dịp chia sẻ về tình yêu, chuyện lập gia đình với CNLĐ, chúng tôi mới biết được rằng, mặc dù có nhiều cơ hội để tìm hiểu và tiến tới tình yêu nhưng một số CNLĐ vẫn lựa chọn cuộc sống độc thân vì họ “ngại yêu”.
Có những CNLĐ chia sẻ với chúng tôi, bây giờ thời đại công nghệ phát triển, để tìm được người yêu không khó nhưng họ vẫn “ngại yêu”. Bởi đã yêu là sẽ tiến tới hôn nhân mà để có một cuộc sống gia đình ổn định thì cần phải có rất nhiều yếu tố như công việc và thu nhập ổn định, tìm được người bạn đời cùng quê để tiện đi lại, tiết kiệm thời gian, chi phí… những yếu tố đó để có được thì không phải dễ, đặc biệt là đối với CNLĐ.
Hơn nữa, một số CNLĐ chia sẻ, họ đã quen với cuộc sống độc thân, hằng ngày làm việc tại công ty, tối nghỉ ngơi hoặc đi chơi với bạn bè, những kỳ nghỉ dài thì về thăm quê, thăm người thân… cuộc sống thảnh thơi, tự do tự tại, còn khi lập gia đình, bắt đầu một cuộc sống mới với nhiều điều phải suy nghĩ, lo lắng, họ chưa sẵn sàng.
Chị Lê Thị Nhài (quê Nghệ An) đang làm việc tại KCN Thăng Long chia sẻ: “Năm nay tôi đã 30 tuổi nhưng vẫn chưa có ý định lập gia đình. Từ khi ra Hà Nội, làm việc tại KCN Thăng Long cũng đã có nhiều người theo đuổi nhưng tôi vẫn chưa lựa chọn ai. Bởi đa phần họ là những người không ở cùng quê với tôi mà tôi thì lại muốn lấy chồng cùng quê, gần nhà thì càng tốt vì nghĩ cho cùng, hai vợ chồng đều đi làm xa, cùng quê với nhau mỗi lần về quê thăm được cả nội, ngoại. Chứ cứ nghĩ đến cảnh “một chốn, bốn quê” chỉ đi lại đã mệt chưa kể đến việc tốn thời gian và tiền bạc mà đồng lương công nhân cũng có hạn, tiết kiệm được khoản nào hay khoản ấy”.
Chị Trịnh Thị Hải (32 tuổi, quê Thái Bình), bạn cùng phòng với chị Nhài, đang làm việc tại KCN Thăng Long cũng chia sẻ: “Tôi thì không để ý đến chuyện lấy chồng ở đâu vì đơn giản là tôi không muốn “chống lầy” (lấy chồng – PV). Không biết sau này thế nào chứ hiện tại tôi đang hài lòng với cuộc sống tự do, tự tại của mình, ngày đi làm, tối về nghỉ ngơi hoặc đi chơi với bạn bè, cuối tháng lĩnh lương thì dành ra một khoản để tiết kiệm hoặc gửi về hỗ trợ gia đình.
Cứ nghĩ đến chuyện lấy chồng, có gia đình rồi trăm thứ phải lo tôi lại thấy ái ngại. Bởi vậy mà khi có bạn khác giới tỏ ý muốn làm quen, tìm hiểu tôi đều chia sẻ rõ quan điểm và mong muốn mối quan hệ đơn giản chỉ là bạn bè.”
Không ngại lấy vợ xa và rất mong muốn có một gia đình nhỏ nhưng anh Trần Văn Nam (quê Vĩnh Phúc) đang làm việc tại KCN Nội Bài lại cảm thấy chưa tự tin khi nói đến chuyện lập gia đình vì điều kiện kinh tế của anh chưa cho phép. Anh Nam chia sẻ: “Năm nay tôi đã ngoài 30 tuổi, mọi người đều giục lấy vợ và bản thân tôi cũng mong muốn có một gia đình nhỏ nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép. Gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên làm được bao nhiêu tôi đều gửi về nhà để phụ giúp gia đình và lo cho các em ăn học. Gần chục năm làm công nhân nhưng tài khoản riêng của tôi vẫn là con số không tròn trĩnh nên cứ nghĩ đến chuyện yêu đương và lập gia đình tôi lại cảm thấy không tự tin.”
Câu nói “Chồng con là cái nợ nần/ Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm” có lẽ sẽ không còn là câu nói vui của một số CNLĐ mà ẩn trong câu nói đó là những nỗi lòng rất riêng, nó ảnh hưởng và chi phối đến quyết định lựa chọn tình yêu và lập gia đình của mỗi CNLĐ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49