--> -->

Khi chèo thu hút giới trẻ

Trong suốt 12 ngày (24/9 - 8/10) diễn ra cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016,  rạp nhà hát chèo tỉnh Ninh Bình luôn chật kín khán giả đến thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng không chỉ trong phạm vi một cuộc thi.
tin nhap 20161011101932 “Xuống phố” đánh thức tình yêu nghệ thuật truyền thống
tin nhap 20161011101932 NSƯT Thanh Ngoan: Cháy hết mình vì nghệ thuật truyền thống

Người dân háo hức đi xem chèo

Đến hẹn lại lên, cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa những người làm nghề, là dịp để khán giả yêu chèo được dịp thưởng thức những tác phẩm chèo xuất sắc nhất trong 3 năm qua mà qua đó còn nhân lên tình yêu của nghệ sĩ, khán giả với sân khấu truyền thống.

tin nhap 20161011101932

Vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình từ thời nhà Đinh xưa đã là quê hương của nghệ thuật sân khấu chèo, hiện nơi đây vẫn là một trong những cái nôi chèo ở Việt Nam. Trên địa bàn Ninh Bình ngày nay đã hình thành và phát triển rất nhiều các chiếu chèo, Câu lạc bộ Chèo tiêu biểu như ở các vùng quê Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư và thành phố Ninh Bình. Khi biết cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 được tổ chức ở Ninh Bình, người dân nơi đây đã vô cùng háo hức.

Rạp Nhà hát Chèo Ninh Bình trong những ngày diễn ra cuộc thi luôn tấp nập, nhộn nhịp như vậy. Rạp không đủ chỗ, khán giả tận dụng cả lối đi hay tràn ra sân phía trước tiền sảnh để xem trên màn hình LED nhưng ai cũng phấn khởi và hào hứng. Có những cụ già 80 tuổi vẫn lặn lội từ Kim Sơn, Tam Điệp, Hoa Lư về thành phố Ninh Bình để xem. Cụ Phan Văn Tần, 82 tuổi, ở phố Trì Chính, huyện Kim Sơn cho biết: “Từ khi cuộc thi nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 được tổ chức ở Ninh Bình, tôi cùng những người thân đều cố gắng tranh thủ, thu xếp công việc để đi xem. Thật hay khi chúng tôi được xem những vở diễn trực tiếp. Tuy xa trung tâm, nhưng tôi vẫn nhờ con cháu chở đi từ sớm. Phải đến sớm thì mới còn chỗ. 8 giờ tối diễn nhưng tôi đã có mặt ở đây từ 6 giờ”.

Một điều rất đặc biệt là khán giả của chèo không chỉ có những người cao tuổi mà còn có rất nhiều khán giả trẻ, thậm chí là những em nhỏ. Em Trần Hồng Nhung – sinh viên Đại học Hà Nội tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần về quê để không bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức những điệu chèo. Nhung bảo, từ nhỏ em đã thích nghe chèo rồi tập hát theo. Những sân chơi truyền thống như thế này là dịp để những người yêu chèo như em được thỏa sức xem chèo cho “đã”.

Tính hiện đại lấp lánh trong các vở chèo

Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức 3 năm một lần do Bộ VHTT&DL chủ trì. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của gần 800 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 16 đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống trên toàn quốc. Các nhà hát đã mang về cuộc thi 27 vở diễn với các đề tài khác nhau như dân gian, lịch sử, dã sử, truyền thuyết, huyền thoại, danh nhân địa phương và hiện đại. Đó chính là 27 bức thông điệp gửi gắm những tư tưởng, khát vọng, những ước ao cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.

Kết quả, Ban tổ chức cuộc thi đã trao 5 Huy chương Vàng (Nàng Thứ phi họ Đặng - Nhà hát Chèo Hà Nội; Không phải là vụ án - Nhà hát Chèo Nam Định; Tấm lòng Vàng - Đoàn Nghệ thuật Chèo Thanh Hóa; Dây Tràng hạt diệu kỳ - Nhà hát Chèo Việt Nam; Đời luận anh hùng- Nhà hát Chèo Quân đội).

Theo nghệ sĩ Nhân dân Đào Văn Lê, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, cuộc thi đã thu hút đông đảo khán giả yêu chèo của Ninh Bình và các địa phương lân cận đến xem. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào thành công chung của cuộc thi, cũng là thực tế khẳng định nghệ thuật dân gian nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả, tiếp sức cho các tiết mục biểu diễn của người nghệ sỹ. Sự phong phú về đề tài, chủ đề tư tưởng, nhiều diện mạo có tính sáng tạo đã làm nên toàn cảnh bức tranh đa sắc màu của nghệ thuật chèo trong đời sống hôm nay. Không phải là cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo hiện đại nhưng tại cuộc thi này tính hiện đại đã lấp lánh và trở thành linh hồn của hầu hết các vở diễn.

Cuộc thi lần này bên cạnh những đạo diễn gạo cội đã thành danh, đã xuất hiện một số đạo diễn trẻ. Các đạo diễn trẻ đã làm cho các vở diễn mang đậm phong cách chèo, ít vay mượn, lai căng các loại hình nghệ thuật khác. Tại cuộc thi này các nghệ sỹ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đã hoàn thành vai diễn của mình. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cũng cho rằng, cuộc thi còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: Tình trạng khan hiếm kịch bản hay, kịch bản mới; còn có những vở diễn chưa được chuẩn bị chu đáo từ kịch bản, đạo diễn đến diễn xuất; không thống nhất phong cách trong thiết kế mỹ thuật...

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên nhấn mạnh: “Chúng ta cần chú trọng dàn dựng nhiều hơn nữa vở diễn đề cập đến những vấn đề sôi động trong cuộc sống hiện nay với những con người mới, những điển hình mới và phê phán cả những tiêu cực đang hiện hữu.

Từ thành công của cuộc thi, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị nghệ thuật, tăng cường biểu diễn những tác phẩm tham gia cuộc thi phục vụ đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế, đặc biệt là đối với khán giả trẻ.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.
Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.
Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.

Tin khác

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động