Khánh thành công trình nhà truyền thống huyện Hoài Đức
Hoài Đức: Nỗ lực để phấn đấu lên quận | |
Đại biểu HĐND TP tiếp xúc cử tri tại huyện Hoài Đức | |
Chuyện về nữ Chủ tịch Công đoàn cần mẫn, sáng tạo |
Nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và đấu tranh cách mạng của quê hương, nâng cao nhận thức, góp phần giúp các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu biết sâu sắc về truyền thống cách mạng, về tiềm năng thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức của huyện; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản bộ sách Địa chí Hoài Đức và xây dựng Nhà truyền thống huyện.
Lễ cắt băng khánh thành nhà truyền thống (Ảnh: Phương Lan) |
Sau 3 năm thực hiện, hai công trình văn hóa trên đã hoàn thành. Nhà truyền thống huyện nằm trong cụm công trình văn hóa, thể thao được xây dựng với diện mạo khang trang, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của một công trình văn hóa đặc biệt. Công trình trưng bày, lưu giữ và giới thiệu những tài liệu, hiện vật về truyền thống lịch sử, văn hóa huyện Hoài Đức.
Đó là những “nhân chứng” sinh động, phác thảo tương đối toàn diện bức tranh lịch sử, văn hóa, con người Hoài Đức thông qua ngôn ngữ bảo tàng. Kết cấu trưng bày nhà truyền thống, ngoài không gian khánh tiết long trọng là 7 chuyên đề gồm: Địa lý - hành chính; truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân; kinh tế; văn hóa - xã hội; Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Nhà nước và Thủ đô với huyện Hoài Đức; Hoài Đức tự hào vững bước hướng vào tương lai.
Cuốn “Địa chí Hoài Đức” là công trình sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc của tập thể các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy; được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập, xuất bản.
Đây là bộ sách viết về Hoài Đức có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phản ánh một cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc nhất về vùng đất và con người Hoài Đức. Nội dung cuốn "Địa chí Hoài Đức" gồm 7 phần, 35 chương, được bố trí làm 2 tập. Tập 1 có 591 trang gồm lời giới thiệu và các phần: Địa lý và dân cư, lịch sử, chính trị, kinh tế. Tập 2 gồm 694 trang bao gồm các phần: Văn hóa - xã hội; giới thiệu các xã, thị trấn trong huyện; phần phụ lục và mục kết luận.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:26
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống
Nhịp sống Thủ đô 29/01/2025 18:00