Khánh thành cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3
Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường Vành đai 3 thành phố Hà Nội do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao tổ chức thực hiện và quản lý dự án.
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, tuyến đường Vành đai 3, trong đó có đoạn tuyến từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội, giải quyết ùn tắc, tại nạn giao thông và góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Hà Nội.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khánh thành dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long. |
Dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long, đồng thời tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay Quốc tế Nội Bài, các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Đến nay, toàn bộ các hạng mục công trình chính của Dự án đã hoàn thành đáp ứng đủ các điều kiện để thông xe và đưa vào khai thác, sử dụng. Trong thời gian đưa vào khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục triển khai, tổ chức thi công hoàn chỉnh 06 nhánh Ram lên xuống tại các nút giao Hoàng Quốc Việt, Nam Thăng Long dự kiến hoàn thành vào quý II/2021; tiếp tục xây dựng 02 cầu kẹp song song với cầu Mai Dịch hiện tại.
![]() |
Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. |
Việc hoàn thành cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội, bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hoá giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.
Trong tương lai khi khu vực đô thị trung tâm Hà Nội được phát triển mở rộng, cả tuyến đường vành đai 3 hoàn chỉnh sẽ là trục giao thông đường bộ chính yếu liên kết các cụm đô thị lớn của Hà Nội, cũng như khu vực hai bên sông Hồng tạo nên trục không gian cảnh quan của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ
Giao thông 19/04/2025 22:30

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4
Giao thông 19/04/2025 17:42

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện
Giao thông 19/04/2025 16:41

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 19/04/2025 12:12

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Giao thông 19/04/2025 11:48

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Giao thông 17/04/2025 14:01

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc
Giao thông 16/04/2025 18:47

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4
Giao thông 16/04/2025 14:59

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông
Giao thông 16/04/2025 14:56

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt
Giao thông 16/04/2025 08:11