Khai báo y tế toàn dân: Cả cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19
Chủ động cung cấp thông tin y tế
Để giúp các công dân Việt Nam và người nhập cảnh vào Việt Nam nắm bắt được đầy đủ thông tin, các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế, 2 ứng dụng (app) trợ giúp y tế cho người Việt Nam và người nước ngoài đã được Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế ra mắt vào chiều 9/3. Đó là ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam và ứng dụng Vietnam Health Declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.
Người dân chủ động cài đặt ứng dụng NCOVI để khai báo tình trạng sức khỏe bản thân qua điện thoại thông minh và máy tính. |
Đối với ứng dụng NCOVI, ngay ngày đầu áp dụng nhiều người dân sống trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động cài đặt và tự khai báo tình trạng sức khỏe bản thân. Đơn cử như trường hợp bà Phan Thị Tứ (Phường Phú Thượng – Tây Hồ- Hà Nội) chia sẻ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ khai báo sức khỏe toàn dân. Dù không nằm trong diện nghi ngờ là đi từ vùng có dịch về, tuy nhiên hiện nay tôi không thể xác định được mình có tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh hay không, bởi vậy phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Vậy nên tôi không tiếc vài phút để thực hiện khai báo sức khỏe online vì sức khỏe của chính mình và gia đình”.
Tương tự, chị Phan Diệu Hương, 29 tuổi (Cầu giấy – Hà Nội) cũng là một trong những người đăng ký ngay ứng dụng NCOVI ngay khi app này đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo chị Hương, đây là ứng dụng khai báo y tế online, nên dựa trên sự tự giác của người dân là chính. Đặc biệt, app này cũng dựa trên điện thoại thông minh, nên trước mắt sẽ phù hợp với đối tượng ở Thành phố và giới trí thức. Bởi vậy, song song với ứng dụng online, đối với những đối tượng nghi ngờ, ngành Y tế vẫn nên tới tận nhà đo nhiệt độ và thực hiện khai báo y tế trực tiếp.
Theo các chuyên gia y tế, ứng dụng NCOVI được Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân sử dụng để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành Y tế, nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để bảo đảm phòng chống dịch một cách chủ động. Ứng dụng gồm nhiều chức năng như: Chức năng khai báo yếu tố nguy cơ (dành cho những người đi từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, giúp họ được hỗ trợ kịp thời từ cơ quan y tế); chức năng khai báo y tế toàn dân (dành cho người dân đăng ký thông tin sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình với cơ quan y tế).
Để tạo tài khoản, người dùng phải cung cấp các thông tin gồm tên, năm sinh, một số giấy tờ tùy thân, địa chỉ, số điện thoại. Sau khi cài đặt ứng dụng NCOVI trên điện thoại thông minh, người dân nhập đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu để bắt đầu sử dụng. Người dân cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe của bản thân trong mục "Khai báo y tế toàn dân" ở màn hình chính; cập nhật tình hình sức khỏe hằng ngày ở màn hình "Theo dõi sức khỏe".
Ngoài ra, ứng dụng này còn có mục để người dân phản ánh về những trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại nơi mình sinh sống. Các dữ liệu này được cập nhật trên thời gian thực và được định vị trên nền tảng bản đồ số Việt Nam (Vmap). Với những người không sử dụng điện thoại hay máy tính, các thành viên khác trong gia đình có thể hỗ trợ khai báo y tế, sức khoẻ.
Toàn dân chống dịch
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng khẩn cấp (Bộ Y tế), hai ứng dụng này có phần mềm riêng để người dân cài đặt trên điện thoại và vào cung cấp thông tin y tế cá nhân. Các thông tin sẽ rất cơ bản. Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết. Y tế tại địa bàn sẽ chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ như có liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch.... Sau khi đã khai như vậy, khi có biểu hiện bệnh, người dân không cần đi tới cơ sở y tế mà sẽ có cán bộ y tế qua lời khai đó, sẽ tới thăm khám tại nhà, giúp đỡ trong các việc theo dõi, giám sát, phòng chống bệnh.
Đối với ứng dụng Vietnam Health Declaration (do Viettel Solutions xây dựng) đã được giới thiệu dành cho người nước ngoài khai báo y tế bắt buộc, cập nhật tình trạng sức khỏe khi đến Việt Nam. Theo đó, người nhập cảnh vào Việt Nam có thể khai báo bằng cách quét mã QR qua điện thoại thông minh để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo. Khi kê khai xong, các thông tin từ tờ khai sẽ được hệ thống cập nhật về các trung tâm chống dịch và cơ quan của Việt Nam để quản lý. Dựa trên dữ liệu mà ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế Việt Nam sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. |
Trong quá trình thực hiện khai báo y tế toàn dân có thể xảy ra tình huống khai báo không trung thực. Tuy nhiên, với nghiệp vụ riêng, cơ quan chức năng sẽ phát hiện được các tình huống liên quan yếu tố nguy cơ. “Khai báo y tế là phục vụ phòng chống dịch, đòi hỏi sự tự giác, sự vào cuộc của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng. Thông tin khai báo y tế lưu giữ trên hệ thống mạng, cơ quan thẩm quyền có thể tra cứu trực tuyến. Đây là một trong những công cụ giúp kiểm soát các yếu tố liên quan diễn biến dịch. Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời (nếu có ca bệnh), ngăn chặn dịch bệnh lây lan”, ông Trần Đắc Phu cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, mỗi cá nhân khai báo y tế cho bản thân hoặc khai báo hộ cho thành viên trong gia đình (với trẻ nhỏ, người không đủ điều kiện sức khỏe trực tiếp khai báo) sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo. Nếu khai báo không trung thực ảnh hưởng đến phòng chống dịch sẽ bị xử phạt.
PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, mỗi người dân cần thế hiện trách nhiệm của mình trong việc chống dịch, chung tay cùng cả nước. Người dân nên vào trang web của Bộ Y tế để theo dõi thông tin; biết khai báo trung thực, thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm, khử khuẩn, vệ sinh môi trường cá nhân, đặc biệt rửa tay với xà phòng. “Thay vì hoang mang, lo lắng không cần thiết, người dân hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình. Đó là biện pháp tốt nhất để phòng dịch”, PGS Trần Đắc Phu nói.
Mặc dù không phải là ứng dụng bắt buộc khai báo y tế như người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam- Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid-19, việc người dân chủ động cung cấp thông tin y tế, sức khoẻ, tương tác hai chiều với cơ quan y tế qua ứng dụng NCOVI là một trong những biểu hiện rất cụ thể của tinh thần “toàn dân chống dịch”. Bên cạnh đó, tất cả những thông tin do người dân cung cấp qua ứng dụng NCOVI đều được nhà nước quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân bảo vệ sức khoẻ và chống dịch, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58