-->

Khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19. Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát... do Covid-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên hiện có nhiều người tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị mất ngủ.
WHO nghiên cứu mối liên hệ giữa Covid-19 và viêm gan bí ẩn ở trẻ Một triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 Xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Viện Phó Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ các biện pháp giúp người dân kiểm soát tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ chuyên khoa II Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhân N.T.Q vào viện ngày 30/4 do mất ngủ, lo lắng sau nhiễm SARS-CoV-2. Theo lời kể của bệnh nhân, sau khi khỏi bệnh Covid-19 khoảng một tháng rưỡi, chị Q. bỗng nhiên có biểu hiện mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, dù lên giường ngủ lúc 22h như bình thường nhưng rất lâu sau đó mới ngủ được và sáng ngủ dậy rất sớm. Trung bình một đêm chị Q chỉ ngủ được 3 tiếng nên tinh thần rất mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.

Các biểu hiện mất ngủ của bệnh nhân ngày một tăng dần, đêm ngủ chập chờn, phải thức dậy giữa đêm 3-4 lần, sau đó mỗi lần 20-30 phút mới ngủ lại được, có những đêm thức trắng. Kèm theo đó là hàng loạt các biểu hiện lo lắng, stress, có cơn hồi hộp đánh trống ngực, run tay chân, vã mồ hồi, người mệt mỏi, cảm giác choáng váng, ù tai, buồn nôn, ăn uống kém ngon miệng…

"Các biểu hiện kéo dài 2 tuần, nên bệnh nhân đi khám và điều trị tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên sau đó, triệu chứng không thuyên giảm nên bệnh nhân đã đến khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần và được các bác sĩ chẩn đoán mắc chứng rối loạn giấc ngủ sau nhiễm SARS-CoV-2", bác sĩ Bảo Ngọc cho hay.

Theo bác sĩ Bảo Ngọc, trường hợp này, ngoài được điều trị bằng hóa dược, bệnh nhân được mở rộng kiến thức về cách vệ sinh giấc ngủ, nâng cao thể trạng, đề phòng biến chứng biểu hiện rối loạn giấc ngủ và đã hồi phục giấc ngủ lại như xưa sau 3 ngày điều trị. Đến nay, tình trạng bệnh nhân đã cải thiện, tỉnh táo, tiếp xúc được, đỡ lo lắng căng thẳng, ăn uống ngon miệng. Ban đêm bệnh nhân đã ngủ được 8-9 tiếng, ngủ liền từ 21-6h sáng, thức giấc tỉnh táo.

Theo các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần: Mất ngủ là 1 triệu chứng hay gặp ở thời kì sau nhiễm Covid-19. Các nghiên cứu chỉ ra cơ chế gây tình trạng rối loạn giấc ngủ sau nhiễm Covid-19 nói chung là do tình trạng viêm thần kinh và sự gián đoạn của hàng rào máu não. Tình trạng viêm thần kinh được xác định bởi phản ứng tăng các chất trung gian gây viêm như: Các cytokine; chemokine (TNFα; interleukin 1β, IL-6, IL-17A) và protein phản ứng C. Đồng thời làm tăng chất trung gian viêm nguồn gốc miễn dịch như cyclooxigenase 2 (COX 2), NOS, ET-1, VEGF, IGF-1 và các tế bào miễn dịch. Trong đó các cytokine đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ hàng rào máu não gây tổn thương viêm hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh.

Khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19
Nhân viên y tế tư vấn, hỗ trợ người dân tới khám hậu Covid-19.

Mối liên quan giữa giấc ngủ và nhiễm SARS-CoV-2 là hai chiều. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh miễn dịch tế bào cũng như dịch thể và thiếu ngủ có thể làm giảm phản ứng miễn dịch, càng làm trầm trọng hơn triệu chứng Covid-19.

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng - Viện Phó Viện Sức khỏe tâm thần khuyến cáo: Khi có rối loạn giấc ngủ, người dân nên có sự tư vấn của chuyên khoa để bảo đảm được điều trị tốt nhất. Nếu chưa đến được cơ sở chuyên khoa thì cần tự chăm sóc bản thân như bảo đảm đủ lượng vitamin, calo hàng ngày, luyện tập thể dục hàng ngày, bù đủ nước, điện giải và cần phải quan tâm đến vệ sinh giấc ngủ. Bên cạnh đó, người dân không tự ý sử dụng các loại thuốc bổ, tự mua thuốc điều trị hay dùng thuốc nam.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng cho hay: Một trong những triệu chứng của người bệnh sau khi mắc Covid-19 là mất ngủ kéo dài, khiến các bệnh nhân F0 sau khỏi bệnh rất lo lắng và tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.

Theo thống kê của các nước và Việt Nam, tỷ lệ mất ngủ sau khi bị Covid-19 chiếm khoảng 40% người nhiễm. Trong khi, có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như: Do tâm lý, vi rút gây bệnh và quá trình điều trị dùng thuốc có tác dụng phụ. “Thông thường, khi vi rút SARS- CoV-2 xâm nhập vào người, không chỉ gây tổn thương phổi mà còn xâm nhập vào hệ thần kinh, làm các tế bào não bị tổn thương, gây tổn thương hệ thần kinh, thậm chí khi xét nghiệm âm tính rồi, nhưng vẫn còn vi rút trong hệ thần kinh. Vi rút đó còn gây rối loạn hệ miễn dịch và tấn công vào thành mạch máu, gây rối loạn đông máu khiến các tế bào não bị viêm, tổn thương hệ thần kinh, gây khó ngủ” bác sĩ Hoàng phân tích.

Bên cạnh đó, khi điều trị Covid-19, người bệnh đã dùng một số thuốc kháng vi rút và ức chế miễn dịch... có tác dụng phụ dẫn đến mất ngủ. Hoặc về mặt tâm lý, nhiều người rất căng thẳng, lo lắng khi bị bệnh.. cũng gây mất ngủ… “Đối với những trường hợp mất ngủ liên quan đến tâm lý, người bệnh cần phải kiểm soát tâm lý trước. Đơn giản như không nên đọc các tin tức không chính thống trên mạng; nên vận động nhẹ nhàng như yoga, đạp xe, đi bộ... mỗi ngày 3-4 lần, để giúp việc lưu thông máu tốt hơn, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn. Đồng thời, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê; sắp xếp không gian phòng ngủ thoáng, không nhiều ánh sáng quá... Ngoài ra, cần chọn thức ăn dễ tiêu, tránh đồ chiên rán để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa”, bác sĩ Hoàng cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, sau khi mắc Covid-19, nhiều người rất hoang mang với những triệu chứng còn lại của bệnh, có thể kéo dài nhiều ngày. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên lo lắng quá, nhiều khi chính sự lo lắng thái quá làm cho sức khỏe kém hơn. Để sức khỏe được đảm bảo, những đối tượng nên đi tầm soát sau Covid-19 là: Những người trên 65 tuổi có nguy cơ cao; những người chưa tiêm đủ vắc xin; người có bệnh nền (tăng huyết áp, tiểu đường, suy gan, suy thận, ung thư, bệnh về máu, bệnh sử dụng thuốc miễn dịch lâu dài); người bị Covid-19 có diễn biến nặng; người sau khi khỏi Covid-19 nhưng các triệu chứng vẫn nặng lên, kéo dài ảnh hưởng đến công việc.

“Khi đi tầm soát hậu Covid-19, các bác sĩ sẽ khám, xét nghiệm một hoặc vài nhóm chuyên khoa như sau: Chụp X quang tim phổi; đo chức năng hô hấp; đánh giá chức năng tim mạch, chức năng thận, chức năng gan; khám nội thần kinh. Ngoài ra, có thể khám một số chỉ số chuyên sâu như xét nghiệm đông máu, xét nghiệm viêm mãn tính…”- bác sĩ Hoàng cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề vệ sinh giấc ngủ, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó phòng Tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, những người gặp rối loạn giấc ngủ cần quan tâm đến môi trường ngủ sạch sẽ thông thoáng, lựa chọn trang phục rộng rãi thoải mái bảo đảm lưu thông khí huyết cho cơ thể. Căn phòng càng giản tiện các thiết bị, đồ dùng càng tốt.

Bệnh nhân nên tạo nhịp sinh học đi ngủ vào một giờ cố định, bảo đảm không gian yên tĩnh hoặc có thể nghe nhạc nhẹ khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp ngâm chân bằng nước ấm, dược liệu, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ.

Trước khi đi ngủ nên tránh tiếng ồn mạnh, sử dụng chất kích thích hay tập thể dục quá nặng, ăn nhiều đồ dầu mỡ. Nên tránh việc suy nghĩ quá nhiều về công việc trong ngày, tập trung nhiều hơn vào thực tại để duy trì giấc ngủ tốt hơn.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.

Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 07/CT-UBND chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới. Thông qua Vinmec Cần Giờ, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc lâm sàng tốt nhất của Cleveland Clinic ngay tại Việt Nam; đồng thời có thể chuyển viện quốc tế tới các cơ sở hàng đầu của mạng lưới Cleveland Clinic Connected.
Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus

Chiều 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về việc sử dụng sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus cho người bệnh tại bệnh viện này. Theo đó, Bệnh viện dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus để trả lại đơn vị cung ứng, sau nghi vấn liên quan chất lượng.
Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Xem thêm
Phiên bản di động