-->

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ khẩn cấp đợt 3 tới các tỉnh miền Bắc Làm rõ chế độ với người hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương trình bày Tờ trình của Chính phủ cho biết, việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp như: Về khái niệm tình trạng khẩn cấp để phân biệt với tình huống cấp bách; về hình thức văn bản; thẩm quyền quy định về tình trạng khẩn cấp và ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp; về các chính sách cứu trợ, hỗ trợ nhằm ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi kinh tế…

Kể từ khi có Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp và một số luật chuyên ngành có quy định về tình trạng khẩn cấp, nước ta chưa từng ban bố tình trạng khẩn cấp. Ngay trong giai đoạn chống dịch Covid-19, mặc dù chưa ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng một số biện pháp tương tự như biện pháp của tình trạng khẩn cấp lại được áp dụng để ứng phó với dịch.

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp
TThứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương trình bày Tờ trình của Chính phủ. Ảnh: Quốc hội

Quá trình chống dịch Covid-19 đã mang lại nhiều bài học kinh nghiệm, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp như: Cùng những tình huống xảy ra, với mức độ như nhau nhưng việc áp dụng các biện pháp chưa thống nhất giữa các địa phương; cấp có thẩm quyền chưa ban bố tình trạng khẩn cấp nhưng có địa phương đã ban hành các văn bản hành chính hạn chế quyền con người, quyền công dân; quy trình, thủ tục mua sắm trang thiết bị vật chất, công tác bảo đảm hoạt động khi có tình huống còn lúng túng.

Trong điều kiện lần đầu tiên xảy ra đại dịch lớn đã phát sinh nhiều tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết ngay; trong đó có nhu cầu phải trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh...

Bên cạnh đó, cục diện thế giới đang có sự chuyển biến nhanh, phức tạp chưa từng có, theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm, đa tầng lớp và phân tuyến mạnh. Tình hình thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng, diễn biến bất thường, trái quy luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm gia tăng các tình huống khẩn cấp về sự cố, thảm họa, đòi hỏi các quốc gia phải có các biện pháp ứng phó khẩn cấp...

Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp là cần thiết để hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân nước Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội

Làm rõ thêm về căn cứ ban bố tình trạng khẩn cấp

Qua thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; phạm vi điều chỉnh phù hợp với tên gọi và nội hàm của Luật; đồng thời Luật này không thay thế các luật chuyên ngành đang điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tình trạng khẩn cấp.. phù hợp với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng Luật.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thấy rằng, dự thảo Luật đã cơ bản bám sát chủ trương, đường lối của Đảng nhất là các văn bản về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan, bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.

Một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật có liên quan đến nhiều quy định tại các luật hiện hành về tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ mối quan hệ pháp luật, phân định cụ thể phạm vi điều chỉnh giữa Luật này và các luật liên quan, hoàn thiện quy định về tình trạng khẩn cấp, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, trong đó có các luật mới được Quốc hội thông qua.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cũng đề nghị nghiên cứu, làm rõ thêm về căn cứ ban bố tình trạng khẩn cấp để bảo đảm tính thống nhất. Việc xây dựng các căn cứ để ban bố tình trạng khẩn cấp phải đáp ứng các yếu tố khách quan và chủ quan, vượt ra ngoài cấp độ 3 phòng thủ dân sự; đồng thời cũng phải có tiêu chí để tránh áp dụng tùy tiện, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Có ý kiến đề nghị làm rõ thêm các căn cứ, cơ sở, quy trình để các bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp; trường hợp nào thì ban bố tình trạng khẩn cấp ở địa phương, trường hợp nào là trên phạm vi cả nước, nếu ở địa phương thì khi nào ở cấp tỉnh, khi nào ở cấp thấp hơn...

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại cơ bản tán thành với quy định ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ: Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp mà pháp luật hiện hành chưa quy định. Tuy nhiên, để bảo đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, đề nghị bổ sung nội dung các biện pháp này phải phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3, đồng thời cần tiếp tục làm rõ thêm về thời điểm hiệu lực, đối tượng, các biện pháp đặc thù này để bảo đảm khả thi...

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự án Luật do Chính phủ trình, hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các văn bản có liên quan, đảm bảo tính thống nhất, tương thích và khả thi; tiếp tục thể chế hóa chủ trương đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa trong niềm vui 50 năm đất nước thống nhất, không quên tri ân thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh, Vinamilk đã tổ chức các chuyến thăm, tặng quà đến 650 cựu chiến binh, thương binh, người có công tại nhiều địa phương.
Hình ảnh chật cứng dòng phương tiện trên khắp các tuyến đường trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hình ảnh chật cứng dòng phương tiện trên khắp các tuyến đường trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Chiều 29/4/2025, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, Hà Nội chứng kiến cảnh "chật cứng" dòng phương tiện trên khắp các tuyến đường. Hàng vạn người dân vất vả chen chân, nhích từng chút một trên hành trình rời Thủ đô về quê hoặc đi du lịch.
Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức thành công chuỗi ba chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc "Thanh xuân đất Việt", "Âm thanh Tuổi Trẻ" và "Ngọc âm".
Bến xe đông đúc trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bến xe đông đúc trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày. Ngay từ chiều 29/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ, người dân bắt đầu đổ về các bến xe để rời Thủ đô về quê nghỉ lễ.
Tăng cường rà soát, nắm bắt thông tin liên quan đến việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Tăng cường rà soát, nắm bắt thông tin liên quan đến việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường rà soát, nắm bắt thông tin liên quan đến việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm...
Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Công tác GPMB là phép thử cho năng lực giữa các cơ quan nhà nước và sự đồng thuận của nhân dân
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao hỗ trợ gia đình công nhân môi trường qua đời do tai nạn

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao hỗ trợ gia đình công nhân môi trường qua đời do tai nạn

Ngày 29/4, đoàn công tác Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tới thăm, trao hỗ trợ cho gia đình đoàn viên Lại Hải Yến, đoàn viên, Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội qua đời vì tai nạn giao thông trong lúc đang dọn vệ sinh môi trường trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tin khác

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Không ngẫu nhiên nhưng lại rất tình cờ, 22h đêm ngày 27/4, khi chuyến tàu “thống nhất” chạy từ Ga Hà Nội lướt qua phía đường Lê Duẩn nơi ghi chữ “Công viên Thống nhất”, bất ngờ pháo hoa được bắn lên rực sáng bầu trời Thủ đô chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con gái tôi và bao bạn trẻ xung quanh háo hức ngước nhìn lên bầu trời rực sáng bởi pháo hoa, trong tôi cảm giác thật khó tả. Nhìn sự hân hoan của con cũng như các bạn trẻ, nhìn sự thanh bình của “Thành phố vì hòa bình” mới thấy hai chữ “thống nhất” thiêng liêng đến nhường nào.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Ngày 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của thành phố Hà Nội, với tổng số tiền 381,816 tỷ đồng.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Sáng nay (29/4), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22), diễn ra trong 1 ngày để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM

Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM

Buổi tổng duyệt trình diễn 10.500 drone diễn ra lúc 20h30 - 20h45 ngày 28/4 (tối 1/5 sẽ diễn ra chính thức) tại bến Bạch Đằng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đã đem đến cho người xem nhiều cảm xúc thăng hoa, tự hào.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sửa Luật để sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời” với công chức

Sửa Luật để sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời” với công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất bỏ quy định về thi nâng ngạch; bổ nhiệm cán bộ, công chức vào ngạch tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm; thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
Thành ủy Hà Nội “chốt” phương án sắp xếp xã, phường

Thành ủy Hà Nội “chốt” phương án sắp xếp xã, phường

Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) tiến hành Hội nghị lần thứ 22 họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 cấp Thành phố.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản gặp gỡ báo chí

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản gặp gỡ báo chí

Sáng 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau hội đàm với kết quả tốt đẹp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc gặp gỡ báo chí chung thông báo kết quả hội đàm.
Xem thêm
Phiên bản di động