-->

Kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ

Những năm qua, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do nữ làm chủ đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ: Cần cụ thể hóa chính sách ưu đãi Phụ nữ làm chủ doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, đâu là giải pháp? Sự tiến lên của thế hệ phụ nữ Việt làm chủ doanh nghiệp

Hỗ trợ phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP

Theo bà Nguyễn Thị Hảo - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội. Trung tâm có nhiều chức năng nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tham mưu với Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp, tổ chức kết nối hỗ trợ quảng bá tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ
Sản phẩm mây tre đan do phụ nữ xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì thực hiện

Căn cứ các văn bản phối hợp giữa Hội LHPN với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, gắn với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Trung tâm đã có sự chủ động, tích cực trong các hoạt động hỗ trợ kết nối, cung ứng, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phối hợp với Hội LHPN các quận, huyện, thị xã, bằng nhiều hình thức, trực tiếp, trực tuyến. Qua đó, tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, tinh thần trách nhiệm của phụ nữ trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng.

Trung tâm đã hỗ trợ 436 phụ nữ xây dựng sản phẩm OCOP, thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, phát triển các vùng sản phẩm hữu cơ. Cùng với đó, tuyên truyền thay đổi nhận thức, thói quen cho phụ nữ Thủ đô tiêu dùng sản phẩm an toàn. Phối hợp Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế triển khai chương trình người tiêu dùng thông thái, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sâu rộng tới các khu dân cư.

“Trung tâm còn phối hợp các Hội LHPN các quận, huyện tổ chức các chương trình “Tuần lễ vàng”; “10 ngày vàng”, “Làng đặc sản”; chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”; phiên chợ cuối tuần giới thiệu sản phẩm an toàn cho phụ nữ tại các khu trung tâm thương mại, khu chung cư và khu dân cư. Qua đó kết nối cho trên 800 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã do nữ làm chủ, đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng và tạo cơ hội kết nối ký kết các hợp đồng sản xuất, tiêu thụ có giá trị cao”, bà Nguyễn Thị Hảo cho biết.

Tăng cường hình thức kết nối công nghệ số

Đặc biệt thời gian bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Trung tâm đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp với Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng trang thương mại điện tử “Chợ nhà mình”; thành lập hai điểm kết nối quảng bá sản phẩm trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở Trung tâm, tổ chức 22 khoá huấn luyện kỹ năng bán hàng online, kỹ năng livestram quảng bá sản phẩm, ứng dụng các công cụ công nghệ để xúc tiến thương mại, hỗ trợ tham gia các sàn thương mại điện tử.

Trong bối cảnh phải thực hiện giãn cách xã hội, Trung tâm đã phát triển các nhóm kết nối qua công cụ facebok, zalo, triển khai diễn đàn chiều thứ năm hàng tuần kết nối “Mỗi tuần một sản phẩm tốt”; qua đó tạo mạng lưới kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản qua hệ thống tổ chức Hội LHPN từ thành phố tới khu dân cư để kịp thời triển khai các chiến dịch hỗ trợ, chương trình nâng niu nông sản Việt.

Đặc biệt, qua 2 năm dịch Covid-19, Trung tâm đã trực tiếp hỗ trợ tiêu thụ trên 1.230 tấn nông sản rau, củ, quả, trên 2 tấn thịt, cá; 2 triệu quả trứng gà của nông dân Hà Nội và một số tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đắc Lắc,… hỗ trợ người nông dân thu lại hàng trăm tỷ đồng trước nguy cơ bị mất trắng.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ
Phụ nữ chiếm tỷ lệ lao động lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 26,7%; nữ chủ hộ kinh doanh chiếm 67%

Các hoạt động kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn do trung tâm triển khai đã nhận được sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ và tạo sức lan toả. Đến năm 2020 chương trình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Nâng niu nông sản Việt” đã lan toả sâu rộng tới các cấp Hội LHPN cơ sở, hỗ trợ qua kênh của Hội LHPN triển khai 970 tấn nông sản, thực phẩm khó tiêu thụ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Từ việc kết nối có hiệu quả, đã khẳng định những đóng góp tích cực của tổ chức Hội LHPN Hà Nội trong hỗ trợ phụ nữ sản xuất an toàn và kết nối tiêu thụ nông sản hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Theo bà Nguyễn Thị Hảo, trong thời gian tiếp theo, Trung tâm Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội sẽ tiếp tục có sự đổi mới, tăng cường nhiều hoạt động và mô hình phù hợp trong điều kiện mới để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ.

Phụ nữ Thủ đô chiếm trên 50% dân số, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi gia đình và cộng đồng. Phụ nữ chiếm tỷ lệ lao động lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế phụ nữ làm chủ doanh nghiệp chiếm 26,7%; nữ chủ hộ kinh doanh chiếm 67%. Những năm qua, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do nữ làm chủ đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và luôn tích cực, gương mẫu trong phát triển kinh tế xã hội xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Bà Nguyễn Thị Hảo cũng đề xuất, kiến nghị các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các đơn vị, trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục phối hợp với Hội LHPN Hà Nội tạo nguồn lực tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, trực tuyến làm thay đổi nhận thức, hành vi của phụ nữ trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn. Hỗ trợ xây dựng mạng lưới kế nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản thông qua hệ thống tổ chức Hội LHPN Hà Nội, các hoạt động sự kiện quảng bá, gioi thiệu sản phẩm an toàn của phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử.

Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường giám sát kiểm tra giám sát quy trình sản xuất của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm minh, công khai các hành vi sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm không an toàn, buôn bán các các chế phẩm, độc hại gây hại cho sức khoẻ cộng đồng.

Các cơ quan chức năng tăng cường giám sát quy trình công nhận chất lượng sản phẩm. Kiểm tra chặt chẽ việc cho phép lưu hành các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để người nông dân được đảm bảo an toàn khi tiếp cận sản phẩm đưa vào sản xuất và tạo ra sản phẩm an toàn thực sự cho người tiêu dùng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động