Kết hợp thi trên giấy và máy tính
Xem xét thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của 13 cá nhân liên quan | |
Thời tiết mát mẻ trong ngày đầu kỳ thi trung học phổ thông quốc gia | |
Sẵn sàng cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018 |
Thí sinh có thể thi nhiều đợt trong năm
Thông tin tại cuộc họp bàn về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Dự kiến năm 2020, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia vẫn giữ ổn định như năm 2019 với mục tiêu tổ chức gọn nhẹ, giảm áp lực, đảm bảo độ khách quan, tin cậy và có thể đánh giá được năng lực học sinh.
Các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2019. |
Đến giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến có một số điều chỉnh để phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi. Theo đó, về đối tượng dự thi, tất cả học sinh không bắt buộc phải tham gia.
Các học sinh hoàn thành chương trình lớp 12, nếu đáp ứng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông (hoặc giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên) cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Trung học phổ thông; nếu có nhu cầu dự thi để được cấp Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ được tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí. Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí. |
Nội dung thi nằm trong chương trình Trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Phương thức thi được đề xuất là tổ chức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả của đợt thi trên máy tính nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và có thể được các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh (nếu có nhu cầu).
Để phù hợp với phương thức tổ chức thi, đặc biệt là thi trên máy tính, các bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019; cấu trúc lại các câu hỏi trong các bài thi Tổ hợp tự chọn (Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội) theo chuẩn đầu ra của chương trình, chủ yếu là đánh giá kiến thức, kỹ năng và hướng tiếp cận đánh giá năng lực; giảm số lượng câu hỏi trong từng bài thi để trở thành bài thi tổng hợp, đồng thời từng bước hoàn thiện thành bài thi tích học phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa; mỗi bài thi khi chấm chỉ cho ra 1 đầu điểm duy nhất, không còn 4 đầu điểm như hiện nay.
Quá trình tổ chức kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo chung gồm ban hành quy chế, ra đề thi, thanh kiểm tra, giám sát, chủ trì tổ chức chấm thi bài thi trắc nghiệm. Ủy ban Nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi tại địa phương mình (chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ban ngành hữu quan thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi bài thi tự luận (nếu có), phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông).
Các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động tham gia các khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi, tổ chức chấm thi và phúc khảo bài thi.
Giai đoạn sau năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những điều chỉnh phù hợp tiếp theo, đặc biệt là việc hoàn thiện phương thức thi trên máy tính. Khi áp dụng hình thức này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố trước một năm để phụ huynh và học sinh chủ động trong dạy học, ôn tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi.
Cần phải có lộ trình
Nhìn nhận về kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia giai đoạn vừa qua, ông Hồ Quang Lợi (Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam) nhận định: Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới thi cử là vấn đề nóng và khó. Sau nhiều năm trăn trở, thực hiện từng bước, từ năm 2015 đến nay, ngành Giáo dục đã làm theo lộ trình khá thận trọng và kết quả đạt được là tích cực, đáng mừng.
Dù năm 2018, tiêu cực xảy ra ở một số địa phương nhưng không thể vì thế mà đánh giá thiếu khách quan về đổi mới thi cử nói riêng, đổi mới giáo dục nói chung, từ đó phủ nhận nỗ lực chung của xã hội và ngành Giáo dục.
Về phương án thi sau năm 2020, theo ông Hồ Quang Lợi, ngay từ bây giờ cần chuẩn bị chu đáo nhất cho lộ trình năm 2020 từng bước tổ chức thi trên máy tính. Trong khi thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch phát triển các vùng miền, tính toán từng bước cẩn trọng, có lộ trình hợp lý để tránh xáo trộn không cần thiết.
Bên cạnh nhấn mạnh xây dựng ngân hàng đề thi, ông Hồ Quang Lợi cũng đồng thời lưu ý về hạ tầng công nghệ, trong đó cố gắng huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp.
Ủng hộ dự thảo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thị Doan (Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam) nhận định, dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế; đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.
Tuy nhiên để triển khai, theo Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi của các chuyên gia, giáo viên, ngay cả học sinh vừa tốt nghiệp, học sinh giỏi đã qua các kỳ thi, không nên chỉ gói gọn trong các thầy cô.
Ngoài ra, với đề xuất phương án thi Trung học phổ thông sau năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị tốt năng lực của đội ngũ nhân sự tham gia làm thi, cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi.
Đồng tình với phương án đưa công nghệ vào kỳ thi nhưng phải có lộ trình và có tính toán tới điều kiện của các vùng miền khác nhau, Giáo sư Nguyễn Văn Minh (Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Chúng ta đang ở thời đại 4.0, việc đưa công nghệ vào thi cử là đương nhiên nhưng ở những nơi phên dậu Tổ quốc thì chưa áp dụng ngay được. Việc có lộ trình triển khai thi trên máy tính là cần thiết. Chúng ta phải thí điểm và đánh giá nghiêm túc phương thức này để triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) cũng cho rằng hình thức thi trên máy tính cần thí điểm ở một số nơi đủ điều kiện, học sinh đã được làm quen, sau đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm, trước khi mở rộng. “Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được” - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định.
Chia sẻ về việc kết hợp thi trên giấy và trên máy tính, tăng dần thi trên máy ở nơi có điều kiện, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, để thực hiện thi trên máy cần trước hết là ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phải tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngoài hạ tầng, phần mềm, hệ thống vận hành phải tính toán, tránh khâu quản lý vận hành không thống nhất, trục trặc.
Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đến năng lực tổ chức thực hiện thi, bởi máy móc không thể thay thế con người; không quá nhấn mạnh vai trò của máy móc mà nhẹ về phần chuẩn bị, đặc biệt đội ngũ cán bộ khảo thí. Dù công nghệ tốt, nhưng quản lý không tốt có thể lại là kẽ hở cho tiêu cực. Do đó, cần quan tâm chuẩn bị cả đội ngũ khảo thí.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54