--> -->

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xây dựng sân tập lái xe trên đất nông nghiệp: Xử lý cán bộ và công trình vi phạm Xây dựng sân tập lái xe trên đất nông nghiệp: Cần có sự phối hợp giữa ngành giao thông vận tải với địa phương Tuyên phạt nhóm cựu cán bộ huyện Gia Lâm trục lợi chính sách chuyển đổi đất

Hơn 10.000 m2 đất nông nghiệp bị “biến tướng”

Theo nội dung đơn tố cáo của người dân, đã nhiều năm nay, tại khu vực bãi bồi sông Đuống, thuộc địa phận xã Trung Mầu (giáp ranh với xã Phù Đổng) xảy ra tình trạng hút cát, xúc đất, cát làm sạt lở bờ sông, ruộng canh tác của người dân. Khu vực này trước đây được Công ty TNHH Giang Linh (Công ty Giang Linh) thuê lại từ Ủy ban nhân dân (UBND) xã Trung Mầu, tuy nhiên, hiện đã được một người dân thuộc địa bàn khác đến thuê lại để dựng nhà tôn, làm bãi tập kết cát, xúc đất, sản xuất than trái phép.

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Bãi tập kết than rộng hàng nghìn mét vuông hoạt động trên địa bàn xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm).

Đơn thư cũng nêu, Công ty Giang Linh cho anh Hậu (người đang quản lý, xây dựng khu nhà xưởng khu sản xuất, nghiền than - pv) thuê lại khu vực bãi làm chỗ hút cát, xúc đất và vận chuyển, sản xuất than trái phép. Thậm chí, cơ sở còn sử dụng các loại xe cỡ lớn, quá khổ, quá tải để vận chuyển than, cát cả ngày lẫn đêm phục vụ cho Công ty gạch Đại Hưng và mang đi tiêu thụ khắp nơi. Việc vận chuyển và sản xuất không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến hoa màu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

“Chính quyền địa phương đang cho thuê đất sai mục đích để Công ty Giang Linh và anh Hậu ngang nhiên dựng những cỗ máy, nhà tôn, đổ sân bê tông trên nền ruộng của chúng tôi rất kiên cố… Ngoài ra, việc sản xuất, nghiền than gây mùi rất khó chịu, khói bụi bay khắp cả một vùng hoa màu và bay vào cả trong làng”, nội dung đơn thư người dân trình bày.

Người dân đã thông báo đến anh Hậu và phản ánh sự việc đến UBND xã Trung Mầu, về việc anh Hậu tự ý dựng nhà tôn, bãi tập kết cát, sản xuất than, nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Thậm chí, sau khi phản ánh, một số người còn bị đe dọa, hoa màu trồng xung quanh khu vực xưởng sản xuất than và bãi tập kết cát đã bị một số người lạ mặt đến phá hoại…

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Tàu chở than tro cập "cảng Trung Mầu" và hàng loạt xe quá khổ, quá tải chờ vận chuyển than, cát.

Từ nội dung phản ánh của người dân, phóng viên đã có những buổi ghi nhận thực tế tại địa phương và được biết, khu vực người dân phản ánh thuộc thôn 2, xã Trung Mầu với diện tích khoảng hơn 10.000m2, nguồn gốc đất thuộc khu vực bãi bồi ven sông Đuống, là khu vực đất nông nghiệp được người dân sử dụng canh tác trồng các loại cây ăn quả, hoa màu. Điều đáng nói, khu vực này hiện nay đã bị biến tướng khi mọc lên các nhà xưởng mái tôn; thành bài tập kết cát, than, và khu vực sản xuất than, gạch…

Chỉ một đoạn sông ngắn, nhưng khu vực này mọc lên 2 nhà xưởng, một là của Công ty Giang Linh dùng làm bãi tập kết than, cát và sản xuất than; một phần là của Công ty Đại Hưng sản xuất gạch. Đặc biệt, tại khu vực người dân phản ánh liên quan đến Công ty Giang Linh, phóng viên phát hiện có những chiếc tàu cỡ lớn chở than tro bay (sít than từ các lò nhiệt điện đã qua sử dụng), phía trên bờ là một số máy xúc, xe ben cỡ lớn chờ vận chuyển; cạnh đó là một số nhà xưởng được dựng lên bằng khung sắt, nhà conteiner lợp mái tôn. Xung quanh khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm môi trường, trong khi đó, con đường ra vào trong tình trạng xuống cấp…

Xã thừa nhận có sai phạm, huyện bảo “phải chờ”

Làm rõ phản ánh của người dân, cũng như vấn đề vi phạm trong việc sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích trên địa bàn xã Trung Mầu, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Tạ Bá Doanh - Phó Chủ tịch UBND xã Trung Mầu. Ông Doanh cho biết, vị trí xưởng sản xuất và nghiền than mà người dân phản ánh thuộc thôn 2, xã Trung Mầu và do ông Đỗ Văn Dũng là người đang quản lý sử dụng (ông Hậu có thể là người thuê lại). Trước đây, khu vực đó là dự án của VSIP, tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, Công ty Giang Linh đã thuê lại khu vực này. Đến năm 2016, UBND xã cũng đã chấm dứt Hợp đồng cho thuê đất đối với Công ty Giang Linh.

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Nhà xưởng mái tôn, bãi than, cát ngang nhiên mọc lên trên đất nông nghiệp tại xã Trung Mầu.

Ông Doanh cũng khẳng định, khu vực bãi cát, than và sản xuất than hiện không được cấp phép. Cá nhân đang quản lý và sử dụng công trình vi phạm trên đất nông nghiệp này là ông Đỗ Văn Dũng. Năm 2022 UBND xã đã cho giải tỏa và chỉ còn lại một phần; tuy nhiên, sau đó thực trạng này lại tái diễn và cũng chỉ mới xảy ra được vài tháng. Khi chúng tôi đề cập đến phản ánh của người dân về việc khu vực bãi cát, than và sản xuất than đã tồn tại nhiều năm, chứ không phải vài tháng thì ông Doanh cho biết, ông cũng chỉ “mới” đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch xã từ năm 2021 và phải căng mình “chống dịch” nên không nắm rõ.

Không chỉ bất nhất trong việc cung cấp thời gian tồn tại của công trình vi phạm, khi phóng viên đề cập đến trách nhiệm của lãnh đạo địa phương vì có dấu hiệu buông lỏng quản lý để công trình vi phạm trên đất nông nghiệp tồn tại nhiều năm, gây bức xúc cho người dân địa phương, ông Doanh cho biết, cách đây 2 - 3 ngày (trước thời điểm hẹn lịch làm việc với phóng viên), UBND huyện Gia Lâm đã có đoàn kiểm tra, xác minh nội dung đơn thư phản ánh. Ông Doanh cho biết: “Tới đây chúng tôi sẽ cho giải tỏa bằng sạch”...

Tiếp tục làm việc về nội dung trên với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Gia Lâm, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hợi - Trưởng Phòng TN&MT, huyện cho biết, vấn đề này đã được giao cho bà Lê Thị Tuyết Mai - Phó Phòng TN&MT huyện thành lập Đoàn kiểm tra; theo đó, Đoàn kiểm tra cũng vừa mới làm việc được 2 ngày, nên chưa có thông tin cụ thể để cung cấp cho cơ quan báo chí.

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Mặc dù xưởng sản xuất than mọc lên không phép, nhưng vẫn được Công ty Điện lực Gia Lâm lắp nguồn điện 3 pha để sản xuất.

Tuy nhiên, trao đổi qua về vấn đề vi phạm mục đích sử dụng đất theo đơn thư phản ánh tại khu vực bãi sông Đuống, thuộc đại bàn xã Trung Mầu, bà Lê Thị Tuyết Mai cho biết, vị trí đó hiện nay không phải của Công ty Giang Linh, mà là do một cá nhân vi phạm, ngoài ra, khu vực nhà tôn đã tồn tại “từ trước đến nay”. Theo bà Mai, vì là mới kiểm tra, nên phải khoảng “1 tháng” sau mới có kết luận và mới biết khu vực đó vi phạm như thế nào, hướng xử lý ra sao…

Từ những thông tin trên có thể thấy, việc tồn tại công trình vi phạm trên đất nông nghiệp trên địa bàn xã Trung Mầu, chính quyền xã và huyện Gia Lâm “không phải không biết”, nhưng vì sao công trình vi phạm này vẫn tồn tại trong một thời gian dài, chúng ta vẫn phải “chờ” giải đáp từ phía cơ quan chức năng huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, với một công trình vi phạm ngay khu vực bãi bồi sông Đuống, lại gần với khu vực đặt Nhà máy nước mặt sông Đuống, thiết nghĩ, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc sát sao và xử lý triệt để nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây bức xúc dư luận.

Không chỉ phản ánh về việc công trình vi phạm trên đất nông nghiệp tại xã Trung Mầu, theo người dân địa phương, công trình này còn được Công ty Điện lực Gia Lâm cấp nguồn điện 3 pha để sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lâm, cho biết, theo quy định Nhà nước, chỉ cần Giấy chứng minh thư là “người ta” cấp điện. Còn vấn đề đất đai thuộc quản lý của địa phương, nếu địa phương không xác nhận, không ký thì làm sao cấp điện được. Nếu báo chí kiến nghị và xã có văn bản thì chúng tôi sẽ cắt điện...

Cách trả lời của đại diện Công ty Điện lực Gia Lâm liệu có dấu hiệu của việc “đùn đẩy” trách nhiệm, thiết nghĩ Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội cần vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).

Tuấn Minh

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động