Hướng tới phát triển hai nhóm kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo
Việt Nam chữa khỏi 293 bệnh nhân mắc Covid-19 Thêm 2 ca bệnh Covid-19 là người nhập cảnh, Việt Nam có 331 ca 9 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh |
Hội thảo có sự tham gia của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đại diện các cục, vụ, lãnh đạo các bệnh viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế. Đặc biệt, có sự tham dự hai chuyên gia về ghép phổi và ECMO (tim phổi nhân tạo) đến từ Đại học California, San Francisco là GS. Jasleen Kukreja, Giám đốc Chương trình ghép phổi và GS. Marek Brzezinski, chuyên gia về kỹ thuật ECMO.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo. |
Hai chuyên gia nước ngoài sang thăm và giảng bài nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và góp phần phát triển các kỹ thuật cao chuyên sâu về ghép phổi và y học tái tạo qua đó nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế tại Việt Nam.
Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết mỗi năm tại Bệnh viện có từ 20 - 40 người chờ ghép phổi, đa phần bệnh nhân không chờ được để ghép tạng. Bên cạnh những khó khăn về nguồn tạng hiến, một trong những khó khăn nữa là vấn đề tài chính cho một ca ghép phổi.
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Đinh Văn Lượng đã cập nhật về ca ghép phổi thành công cho người bệnh bị xơ phổi giai đoạn cuối, do Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện từ năm 2020. Theo đó, sau 3 năm được thực hiện ghép phổi, người bệnh phục hồi tốt và hoàn toàn khỏe mạnh, chức năng hô hấp ổn định. Bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục theo dõi kiểm tra định kỳ tại bệnh viện. Hiện bệnh nhân có thể làm việc nhà, tưới rau như bình thường.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết thêm, ca ghép phổi này bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán 35% chi phí, ngoài ra 2 bệnh viện là Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thanh toán một phần, phần còn lại bệnh nhân phải chi trả. Tuy nhiên rất may ca bệnh này không có nhiều biến chứng khi ghép tạng nên chi phí không tăng. Nhưng với chi phí một ca ghép phổi lên đến cả tỷ đồng sẽ là một gánh nặng lớn với người bệnh.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương mong mỏi, thông qua Hội thảo những đề xuất về quy trình kỹ thuật về ghép phổi và y học tái tạo sẽ được Bộ Y tế được thông qua, từ đó bảo hiểm y tế sẽ thanh toán cho các ca ghép phổi. “Có sự hỗ trợ mạnh mẽ của bảo hiểm y tế, nhiều người bệnh nghèo, khó khăn sẽ được tiếp cận với ghép tạng nói chung và ghép phổi nói riêng”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết thêm.
Toàn cảnh diễn ra Hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y đánh giá cao vai trò của Bệnh viện Phổi Trung ương với tư cách là bệnh viện đầu ngành trong công tác phòng chống lao và bảo vệ sức khỏe phổi của người dân Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, hội thảo này là cơ hội để các chuyên gia của Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới đặc biệt trong lĩnh vực ghép tạng.
Hội thảo cũng là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của Bệnh viện Phổi Trung ương hướng tới phát triển hai nhóm kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo, cũng là mũi nhọn công nghệ cao của ngành Y tế, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi và phát triển toàn diện sau đại dịch Covid-19.
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bày tỏ vui mừng trước thành công của ca ghép phổi mới đây tại Việt Nam với sự phối hợp của Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. "Đây là ca ghép phổi rất thành công, bệnh nhân đã sống khỏe mạnh sau 3 năm ghép phổi", Giáo sư Trần Văn Thuấn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối, phối hợp với các vụ, cục liên quan, Bảo hiểm xã hội và các đối tác trong việc hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cao về ghép phổi và y học tái tạo, gắn với thanh toán bảo hiểm y tế; các đơn vị cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực chuyên môn để có thể tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, phát triển khoa học công nghệ cho đơn vị mình, đồng thời tăng cường hợp tác trong nước, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho rằng: Cho đến nay dù có nhiều ca chết não hiến tạng nhưng ca hiến tạng phổi rất ít do chất lượng phổi không đạt, hoặc hồi sức phổi còn hạn chế… Hiện ghép phổi tại Việt nam chỉ thực hiện được ở một số trung tâm lớn. Tính đến cuối tháng 3/2023, Việt Nam đã thực hiện được khoảng 7.500 ca ghép tạng, nhưng mới chỉ có 10 ca ghép phổi, trong đó 9 ca từ người cho chết não, 1 ca hiến phổi từ người cho sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58