Hướng làm giàu cho nông dân ngoại thành
Nâng cao chất lượng cam nhờ mô hình VietGap | |
Nông thôn mới là người dân ngày càng phải giàu lên | |
Tuyên truyền tốt giúp Quốc Oai sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới |
Nâng cao thu nhập cho nông dân
Từ lâu, địa bàn Sơn Tây, Ba Vì được biết đến với nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi luôn được xem như thế mạnh của vùng. Dễ thấy, khu vực này nằm ở địa thế bán sơn địa, là vành đai xanh cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp cho Thủ đô. Nắm bắt những lợi thế, tiềm năng sẵn có, thời gian qua, mô hình chăn nuôi đà điểu thương phẩm đã phát triển rộng khắp trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
Mô hình nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: P.T |
Sinh ra và lớn lên ở Ba Vì - “thủ phủ” bò sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa ở Hà Nội, nhưng thay vì nuôi bò như số đông người dân trong huyện, anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh lại nhìn ra cơ hội mới để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đi tiên phong trong nuôi con giống mới này, anh được biết đến như một trong những người đầu tiên phát triển nghề nuôi đà điểu ở khu vực miền Bắc.
Theo lời anh Nguyễn Văn Trung, đà điểu là loài gia cầm nên cũng ăn cám và cách chăm sóc giống như khi nuôi gà. Mặc khác, đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống.
Là một trong những hộ gia đình phát triển nuôi đà điểu lớn bậc nhất trong vùng, ông Phùng Văn Chuy (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu chăn nuôi lợn, nhưng do bệnh dịch và hiệu quả kinh tế không cao nên đã chuyển sang chăn nuôi đà điểu. Theo tính toán của ông Phùng Văn Chuy, đà điểu nuôi khoảng 7-8 tháng sẽ có trọng lượng 90 - 100kg, cho thu nhập 8 - 8,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí thu lãi 2-3 triệu đồng/con. Quá trình chăn nuôi không vất vả do đà điểu chủ yếu ăn cỏ, rau tạp, cám gà. Chỉ cần một lao động là có thể chăm sóc được vài trăm con đà điểu…
Điểm đáng ghi nhận là, ở thị xã Sơn Tây, chính quyền địa phương đã nhìn ra những lợi thế từ đà điểu để có định hướng phát triển kịp thời. Cụ thể, ngay từ giai đoạn 2017 - 2018, thị xã Sơn Tây đã cho triển khai chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi đà điểu thương phẩm. Chủ trương này đã nhanh chóng thu hút hàng chục hộ gia đình ở các xã, phường như: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Xuân Khanh… đăng ký tham gia.
Đặc biệt, ngay ở giai đoạn đầu, để khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi, thị xã Sơn Tây đã cấp 600 con giống đà điểu cho 14 hộ dân tại các xã, phường: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Xuân Khanh… Theo đánh giá ở giai đoạn thí điểm, đàn đà điểu ở địa phương sinh trưởng tốt tuy có hao hụt về số lượng do yếu tố thời tiết. Các hộ chăn nuôi có sự chuẩn bị tốt chuồng trại, vệ sinh phòng dịch, thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Trừ chi phí giống, thức ăn, công chăm sóc, lợi nhuận thu được từ đà điểu ước đạt 2 - 3 triệu đồng/con.
Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp
Theo các hộ chăn nuôi, đà điểu là vật nuôi ít bị bệnh, sức đề kháng tốt nên thuận lợi cho bà con trong quá trình nuôi. Mặt khác tận dụng được lợi thế nguồn thức ăn như cỏ, rau có sẵn tại các hộ gia đình nên giảm được chi phí trong quá trình nuôi. Hơn hết là hiện giá của đà điểu khá cao nên mang lại hiệu quả kinh tế tương đối rõ rệt.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng chăn nuôi đà điểu ở Ba Vì, Sơn Tây vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, mô hình chăn nuôi trên địa bàn vẫn còn mang tính nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình nên năng suất, chất lượng vật nuôi chưa cao. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất còn hạn chế và chưa hình thành được nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm ổn định đầu ra cho nông dân. Dẫn như vậy để thấy rằng, nếu khắc phục được những điểm hạn chế này thì việc phát triển và nhân rộng chăn nuôi đà điểu sẽ ngày một rộng rãi và khả thi hơn.
Theo tìm hiểu, ở các địa phương nơi phát triển chăn nuôi đà điểu, công tác hỗ trợ và khuyến khích nhân rộng giống vật nuôi mới này cũng đặc biệt được chú trọng. Chẳng hạn, ở huyện Ba Vì, xác định thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân là mục tiêu hàng đầu nên ngay sau khi Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Ba Vì đã vượt qua không ít khó khăn, thách thức để từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, để các mô hình đạt được hiệu quả cao, thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa. |
Với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện, Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề liên quan đến các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các xã ban hành Nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Trong đó, huyện Ba Vì chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, liên kết hợp tác trong sản xuất, giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ nông sản. Tuyên truyền, vận động nông dân tích cực thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng; chấp hành tốt các chủ trương về giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án. Nhân rộng những mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các địa phương…
Còn tại thị xã Sơn Tây, nhằm tạo bước chuyển căn bản trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, thị xã Sơn Tây đã và đang tiếp tục triển khai nhiều mô hình mới. Trong đó, một số mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Trồng hoa, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, nuôi đà điểu. Đồng thời, thị xã Sơn Tây cũng tích cực hỗ trợ nông dân, hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản, chuyển đổi, mở rộng quy mô sản xuất, giúp nông dân vươn lên làm giàu.
Đáng chú ý, xác định chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 490/QĐ-TTg có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã tích cực nhân rộng, tập phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh theo chuỗi giá trị, thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới…
Chia sẻ thêm về vấn đề liên quan, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, để các mô hình đạt được hiệu quả cao, thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Thủ đô 24/01/2025 15:16
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17