-->

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ - Nét đẹp văn hóa ngàn năm

Đền Đồng Cổ gắn liền với hội thề “Trung hiếu” là nét văn hoá độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nét đặc sắc của hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian.
Hà Nội giành ngôi Nhất toàn đoàn tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 9 Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ 26 Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu Đền Đồng Cổ

Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội

Đền Đồng Cổ (phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) được xây dựng năm 1028, thời Lý. Ngôi đền thờ thần Trống Đồng linh thiêng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1992.

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ - Nét đẹp văn hóa ngàn năm
Các đại biểu tham dự toạ đảm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ.

Đền Đồng Cổ gắn liền với Hội thề “Trung hiếu” là nét văn hoá độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mặc dù đền Đồng Cổ (phường Bưởi) không phải là nơi gốc tích thờ Thần Đồng Cổ, bởi nơi thờ Thần Đồng Cổ ở Núi Đồng Cổ, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên chỉ ở đền Đồng Cổ (phường Bưởi, quận Tây Hồ) mới có Hội thề Trung hiếu. Hội thề nghiêng theo thể thức của một hội thề non nước, với câu thề “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt” do chính các quan trong triều đọc.

Xưa kia, Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là một trong những lễ hội lớn và quan trọng của Triều đại Lý, kể từ năm 1028, khi Vua Lý Thái Tông cho dựng đàn thề, khởi xướng lễ thề với mục đích răn dạy các quần thần, tướng sĩ và con dân trong thiên hạ.

Ngày nay, cứ tới ngày mùng 4 tháng Tư âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ lại nô nức mở hội. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bưởi mà còn có đông đảo bà con các vùng khác.

Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ - Nét đẹp văn hóa ngàn năm
Đền Đồng Cổ gắn liền với Hội thề “Trung hiếu” là nét văn hoá độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, trải qua thời gian, hình thức tổ chức lễ hội có sự thay đổi nhưng lễ hội đền Đồng Cổ vẫn là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội, triệt để khai thác sức mạnh niềm tin và sự đồng thuận của triều đình và toàn xã hội, vì sự toàn vẹn của vương triều và thể chế.

“Hội thề đền Đồng Cổ thực sự là một Hội thề non nước, một đại lễ hội của kinh thành Thăng Long, không chỉ đời Lý và các đời Trần, Lê mà cho đến ngày nay cũng vẫn được duy trì và tiếp nối. Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng, vì sự trường tồn của triều đình và của đất nước”, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.

Hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Với những giá trị văn hóa đặc sắc của Hội thề, tại toạ đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ”, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ tổ chức vừa qua, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa đều thống nhất việc xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ. Đây chính là biện pháp bảo vệ và từng bước phục hồi giá trị gốc để phù hợp với tính thời sự hiện nay.

Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ - Nét đẹp văn hóa ngàn năm
Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: Trải qua thời gian, Hội thề Trung hiếu vẫn mang tính thời sự, việc phục hồi, bảo vệ lễ hội là bảo vệ tính thời sự của nó. Trước mắt, cơ quan chức năng cần xây dựng hồ sơ ghi danh Lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, sau đó cần tạo kịch bản lễ hội.

Khẳng định những giá trị của di tích đền Đồng Cổ cùng với Hội thề Trung hiếu, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, lễ hội có giá trị tâm linh và tinh thần nhân văn sâu sắc. Đây là một lễ hội hiếm hoi thời phong kiến được sử sách ghi chép một cách chính thức, hầu hết các lễ hội khác chỉ được ghi như những sự kiện. Lễ hội có ý nghĩa sâu sắc, hướng đến sự trung thành của quan lại với triều đình, sự hiếu thuận của con cái trong gia đình. Vì vậy việc gìn giữ, khôi phục lễ hội thề đền Đồng Cổ là điều cần thiết với cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng.

“Bên cạnh việc khai thác những giá trị lịch sử và nhân văn của lễ hội, nếu lễ hội được tổ chức tốt và biết khai thác thì sẽ là một điểm du lịch thu hút khách thập phương đến thăm ngày một đông hơn, trở thành một sản phẩm du lịch của quận Tây Hồ, của thành phố Hà Nội.

Vì vậy cần có sự sưu tầm, nghiên cứu, khai thác thêm những tư liệu, đồng thời có kế hoạch lập đề án xây dựng lễ hội này ở quy mô lớn hơn trong thời gian tới, tạo thành một điểm nhấn của văn hóa. Muốn làm được như vậy cần có sự vào cuộc của UBND quận, các nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa, các cấp, ngành cùng góp sức để lễ hội ngày một khang trang, phong phú hơn, phản ánh đúng thực chất giá trị của lễ hội”, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chia sẻ.

Từ những ý kiến, chia sẻ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tại toạ đàm, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội Đỗ Đình Hồng khẳng định, thời gian tới, các đơn vị sẽ hoàn thiện hồ sơ để ghi danh, xếp hạng Hội thề vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, xây dựng kịch bản lễ hội bài bản, chi tiết, sát thực với lịch sử, kết nối di tích và lễ hội đền Đồng Cổ với hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ cũng như thành phố Hà Nội, đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục di sản đến với cộng đồng và người dân Thủ đô.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống 20 năm tù ở tội lừa đảo

Ngày 21/4, phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã kết thúc sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài.
Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Khởi công khu dịch vụ thương mại dự án chung cư Roxana Plaza

Ngày 21/4, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong (chủ đầu tư) tổ chức lễ khởi công khu căn hộ, căn hộ dịch vụ, khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê thuộc gói thầu thi công kết cấu khối văn phòng, hạ tầng cảnh quan thuộc dự án bất động sản Roxana Plaza.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động