--> -->

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn"

Sáng 18/11, Học viện Ngoại giao đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”. Hội thảo có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của các đại biểu là diễn giả, chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia trên các châu lục và từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa ASEAN - Hoa Kỳ: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Lập trường của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông là rõ ràng, nhất quán

Phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định với vị trí trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những diễn biến và phát triển ở Biển Đông sẽ dễ dàng trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và ở các khu vực khác trên thế giới. Trong một năm qua, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới. Cạnh tranh nước lớn và các cơ chế hợp tác mới xuất hiện trong khu vực đặt ra các vấn đề mới đối với cấu trúc khu vực đang định hình, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra trong hai ngày 18-19/11. (Ảnh: BNG)

Trong khi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được coi là chuẩn mực ứng xử chung, vẫn còn nhiều bộ Luật hoặc các hoạt động quốc gia không nhất quán hoặc trái với UNCLOS. Quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Điều này rõ ràng không có lợi cho lòng tin và cho các tiến trình hợp tác trong khu vực. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới. Vì vậy, thế giới đang cần chung tay, hợp tác vượt qua đại dịch, phục hồi kinh tế và nỗ lực thực hiện các mục tiêu toàn cầu, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đánh giá cao việc Ban Tổ chức đã lựa chọn chủ đề của Hội thảo năm nay là “Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn”, hy vọng Hội thảo sẽ tiếp tục là diễn đàn uy tín hàng đầu ở khu vực để thảo luận về hợp tác và phát triển ở Biển Đông.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, Hội thảo cần tập trung trao đổi 4 vấn đề: Một là, những việc cần làm để tăng cường trao đổi, đối thoại giữa các nước, nhất là các nước có yêu sách, nhằm kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cùng chấp nhận được; hai là, các biện pháp củng cố trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; ba là, làm thế nào xây dựng cấu trúc an ninh đa phương ở khu vực, để xử lý hiệu quả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống với vai trò trung tâm của ASEAN; bốn là, tìm kiếm những biện pháp thúc đẩy hợp tác biển trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào quản lý biển, đặc biệt là kinh tế biển xanh nhằm phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng trên biển.

Đại diện đơn vị tổ chức, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài hơn dự đoán, thế giới đã và đang học cách làm quen, chủ động thích nghi với “bình thường mới”, việc tiếp tục tổ chức Hội thảo Biển Đông là một nỗ lực của Học viện trong việc duy trì diễn đàn quy tụ các học giả hàng đầu trong nước và thế giới nhằm thảo luận khoa học, thẳng thắn, khách quan và cầu thị về tình hình và giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Việc tổ chức Hội thảo cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều đối tác và bạn bè trong nước và quốc tế.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra trong hai ngày 18-19/11/2021 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng: Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi; Ba mươi năm sau Chiến tranh Lạnh: Liệu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nhen nhóm và Cách thức ngăn chặn bùng phát thành xung đột; Củng cố trật tự pháp lý ở Biển Đông 5 năm qua; Hãy công bằng với sự thật: Lịch sử và Biển Đông; ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực; Đứt gãy chuỗi cung ứng: Đảm bảo khả năng phục hồi các tuyến đường biển trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Thúc đẩy ngoại giao khoa học vì lợi ích chung của đại dương; Sự minh bạch thông qua Công nghệ giám sát.

Ngoài 8 phiên chính thức, 3 phiên Lãnh đạo trẻ được mở ra là diễn đàn cho thế hệ trẻ chia sẻ quan điểm, góp thêm tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Dự kiến cũng sẽ có những phiên bình luận sau Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về những nội dung trao đổi tại Hội thảo.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

VNPT cần tích cực tham gia chuyển đổi số, chính sách số và công dân số

VNPT cần tích cực tham gia chuyển đổi số, chính sách số và công dân số

Ngày 16/7, Đảng bộ VNPT Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị vinh dự được Thành ủy Hà Nội lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp trên cơ sở. Dự Đại hội có 107 đại biểu, đại diện cho 1.960 đảng viên của Đảng bộ.
Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác Cổng pháp luật quốc gia (tên miền: https://phapluat.gov.vn). Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia, trừ chuyên mục AI pháp luật.
Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 gồm các mục tiêu chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng dưới 4,5%, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt từ 8,3 - 8,5% và năm 2026 đạt 10% trở lên, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tổng đầu tư xã hội năm 2025 khoảng 2,8 triệu tỷ đồng… Đây là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng không thể không làm và mục tiêu này cũng không phải mục tiêu bất khả thi.
Người dân phấn khởi khi đăng ký xe tại xã, phường nơi mình không cư trú

Người dân phấn khởi khi đăng ký xe tại xã, phường nơi mình không cư trú

Từ ngày 1/7/2025, việc đăng ký và cấp biển số xe tại Hà Nội đã có nhiều thay đổi đáng kể theo Thông tư 51/2025/TT-BCA của Bộ Công an. Thay vì phải đến Phòng Cảnh sát giao thông hoặc Công an quận nơi cư trú, người dân và doanh nghiệp giờ đây có thể thực hiện thủ tục tại bất kỳ Công an cấp xã, phường nào trên địa bàn Thành phố, mang lại sự thuận tiện, minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí. Đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới một nền hành chính hiện đại và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Tại Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đảng bộ cơ quan Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đổi mới toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
Phát huy trí tuệ toàn dân trong hoạch định đường hướng phát triển

Phát huy trí tuệ toàn dân trong hoạch định đường hướng phát triển

Việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 không chỉ là bước chuẩn bị mang tính quy trình, mà còn là minh chứng rõ nét cho tinh thần cầu thị, dân chủ và phát huy trí tuệ toàn dân trong hoạch định đường hướng phát triển địa phương.
Hàng giả, thực phẩm bẩn hoành hành: Nỗi lo thường trực của người tiêu dùng

Hàng giả, thực phẩm bẩn hoành hành: Nỗi lo thường trực của người tiêu dùng

Thời gian gần đây, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận và là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng. Nhiều vụ việc nghiêm trọng liên tiếp bị cơ quan chức năng phát hiện, bóc gỡ đã cho thấy mức độ tinh vi, quy mô lớn và sự liều lĩnh của các đối tượng vi phạm.

Tin khác

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia

Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế tạm thời quản lý, vận hành, khai thác Cổng pháp luật quốc gia (tên miền: https://phapluat.gov.vn). Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia, trừ chuyên mục AI pháp luật.
Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 gồm các mục tiêu chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát khoảng dưới 4,5%, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt từ 8,3 - 8,5% và năm 2026 đạt 10% trở lên, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tổng đầu tư xã hội năm 2025 khoảng 2,8 triệu tỷ đồng… Đây là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức rất lớn nhưng không thể không làm và mục tiêu này cũng không phải mục tiêu bất khả thi.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Chiều ngày 15/7, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng đoàn đại biểu đã về Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ.
MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Cục đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 312/QĐ-XPHC đối với bà Nguyễn Hoàng Linh (MC Hoàng Linh), do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức

Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi là thay đổi căn bản về cách thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nội dung này được cụ thể hóa tại Nghị định số 170/2025/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
UBND cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng, quản lý nhà ở xã hội

UBND cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng, quản lý nhà ở xã hội

Từ ngày 1/7, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã được trao thêm nhiều nhiệm vụ mới trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về xây dựng trước đây do cấp huyện giải quyết, trong đó có việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
Thủ tướng yêu cầu thiết kế công cụ kiểm tra hàng hóa, quản lý thuế

Thủ tướng yêu cầu thiết kế công cụ kiểm tra hàng hóa, quản lý thuế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thiết kế công cụ để quản lý, kiểm tra, giám sát, trong đó có quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý thuế, hạn chế được những mặt trái của thương mại điện tử, phòng chống buôn lậu, lừa đảo, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái.
Chính thức đổi tên gọi BHXH khu vực thành BHXH cấp tỉnh, thành phố

Chính thức đổi tên gọi BHXH khu vực thành BHXH cấp tỉnh, thành phố

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam yêu cầu BHXH các khu vực thực hiện thay đổi tên gọi thành BHXH cấp tỉnh. Đồng thời, triển khai ngay việc thực hiện thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi đối với BHXH cấp tỉnh.
UBND cấp xã cấp “sổ đỏ”, quyết định giá bán nhà ở tái định cư

UBND cấp xã cấp “sổ đỏ”, quyết định giá bán nhà ở tái định cư

Một trong những điểm mới quan trọng của UBND cấp xã là cấp “sổ đỏ” cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Chi tiết Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Chi tiết Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động