Học sinh sẽ được học tích hợp Lịch sử và Địa lý
![]() | Có nên dạy sử cho trẻ bằng tranh thời chiến? |
![]() | Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc: Dân ta phải biết sử ta |
![]() |
Học sinh sẽ được học tích hợp mon Lịch sử và Địa lý. Ảnh minh họa: Nguồn Infonet |
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử và Địa lý là bắt buộc ở cấp tiểu học (lớp 4-5) và THCS. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh đã học tại các lớp 1-3.
Ở cấp tiểu học, mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức ở hai lĩnh vực này được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội.
Ở bậc THCS, mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản. Có 3 mức độ là tích hợp nội môn; tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và ngược lại, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.
Việc tích hợp này sẽ giúp người học biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Giáo viên sẽ dạy Lịch sử theo hướng kể chuyện, dạy Địa lý theo cách khai thác tri thức tài liệu
Ví dụ, ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn, giảm tình trạng học sinh phải học thuộc lòng.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý.
Theo Bích Hà/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Những điều cần biết khi chọn Smart TV giá rẻ

Đường sắt Việt Nam triển khai chuỗi hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo

Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm từ cơ sở

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh
Tin khác

Công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo
Giáo dục 15/05/2025 13:50

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?
Giáo dục 14/05/2025 20:10

Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM
Giáo dục 14/05/2025 11:04

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh
Giáo dục 13/05/2025 22:39

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học
Giáo dục 13/05/2025 19:57

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường
Giáo dục 13/05/2025 17:39

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập
Giáo dục 13/05/2025 10:48

Học sinh Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev
Xã hội 13/05/2025 09:41

Người “ươm mầm” giọng hát
Giáo dục 12/05/2025 21:25

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á
Giáo dục 11/05/2025 11:06