Học mà không hành, đừng mong nhân lực chất lượng cao!
Tự chủ đại học: Để có nguồn nhân lực chất lượng cao | |
Nhân lực chất lượng cao: Đòn bẩy cho phát triển kinh tế |
Bởi vậy, vấn đề có tính sống còn là các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp phải nhanh chóng đào tạo những lao động (kỹ sư, cử nhân, công nhân) sao cho vừa có kiến thức sách vở, nhưng phải giỏi thực hành. Muốn vậy, đã đến lúc phải nói không với kiểu đào tạo chỉ học mà thiếu hành (thực hành trên máy móc và dây chuyền công nghệ).
Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra robot tham gia vào quá trình phẫu thuật. Ảnh Mai Phương |
Nghịch lý giữa lượng và chất
Một nghịch lý đang diễn ra tại thị trường lao động Việt Nam là dù dôi dư nguồn nhân lực do quy mô lực lượng lao động tăng nhanh, nhưng chất lượng lại không tương xứng. Số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố đầu năm cho hay, dự báo từ nay đến năm 2025, lực lượng lao động ở nước ta tăng bình quân hàng năm 1,28%, tương ứng 723 nghìn người/năm.
Quy mô lực lượng lao động tăng từ 55,54 triệu người năm 2016 lên 62 triệu người năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hàng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 việc làm mới.Trong tương lai sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của quá trình phát triển, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ dư thừa lao động ở một số ngành nghề.
Trước yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực, mới đây tại Hội nghị “Kiến tạo nhân tài cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh xã hội Lê Quân cũng cho biết, để chuẩn bị tốt cho tương lai việc cần làm trước mắt là phải tối ưu hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ chất lượng, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác với doanh nghiệp… |
Điều này càng hiện hữu rõ hơn trước sự tác động mạnh mẽ của “cách mạng 4.0” nhiều chuyên gia kinh tế, lao động đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ mất việc hàng loạt của người lao động trong lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ do máy móc dần thay thế sức người. Nhất là khi lợi thế về nhân công giá rẻ, trẻ khỏe của Việt Nam sẽ giảm cơ hội cạnh tranh so với lực lượng lao động có trí thức và kỹ năng.
Trong khi đó, ở một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin vẫn được dự đoán là thiếu nhân lực có trình độ cao trong vài năm nữa. PGS.TS Lê Minh Hà - Trưởng Khoa Toán - Cơ - Tin học (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) cho biết, đối với ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng hàng năm vẫn tăng đều đặn gần 50%, trong khi thực tế với 500.000 ứng viên công nghệ thông tin ra trường chỉ có 8% đáp ứng được nhu cầu này.
Ước tính sẽ có gần 80.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động trong hai năm 2017 và 2018, tuy nhiên so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam vẫn sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT. Nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người.
Tương tự, ở các ngành khác như Điện - Điện tử, Cơ khí, Tự động hóa... cũng đang thiếu hụt nhân lực ngay trong thời điểm hiện tại và dự báo trong tương lai, nguồn nhân lực các ngành này cũng chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu thị trường lao động. Nguyên nhân một phần là do hệ thống đào tạo vẫn còn áp dụng nhiều công nghệ cũ trong công tác giảng dạy, chương trình, giáo trình đào tạo mới cũng chưa được cập nhật thường xuyên...
Trước yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực, mới đây tại Hội nghị “Kiến tạo nhân tài cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh xã hội Lê Quân cũng cho biết, để chuẩn bị tốt cho tương lai việc cần làm trước mắt là phải tối ưu hóa hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ chất lượng, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác với doanh nghiệp…
Song song với đó là giáo dục, rèn luyện ý thức công dân toàn cầu cho người học, người lao động. Chỉ có đổi mới giáo dục đào tạo, đầu tư vào phát triển kỹ năng nghề, vào nguồn nhân lực mới giúp lao động Việt Nam rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển.
Thúc đẩy gắn kết giữa doanh nghiệp – nhà trường
Trước đây, đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục của nước ta thường tập trung dạy lý thuyết đơn thuần. Nhưng hiện nay, khi thế giới áp dụng phổ biến mô hình nhà trường và doanh nghiệp bình đẳng trong các chương trình đào tạo nghề thì phương pháp giáo dục thực hành trực tiếp được nhiều trường học Việt Nam áp dụng thành công.
Vì vậy, trong hội nghị “Kiến tạo nhân tài cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, một ví dụ điển hình được đưa ra thảo luận, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức rất tích cực tham gia vào quá trình đào tạo nghề, bằng cách cung cấp nhà xưởng, trang thiết bị, vật liệu thực hành, thậm chí còn có thể chi trả một phần lương cho giáo viên và lương cho thực tập sinh.
Thông qua đây, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được lao động có trình độ, tay nghề phù hợp với công ty. Nghĩa là họ coi yếu tố thực hành hơn yếu tố sách vỡ. Đơn giản các cụ xưa đã nói “trăm hay không bằng tay quen”.
Chia sẻ về vấn đề trên, PGS.TS Lê Minh Hà cũng cho rằng, cần thúc đẩy sự gắn kết giữa các doanh nghiệp và trường đại học trong cả hai lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là điều tưởng chừng hiển nhiên đúng nhưng phải mất một thời gian rất dài thì đa số chúng ta mới thống nhất rằng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học phải gắn liền với nhau.
Điều đáng mừng là hiện có nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm sáng tạo của mình. Vì thế họ cần đến nguồn nhân lực chất lượng cao và đã tìm đến sinh viên của trường. PGS.TS Lê Minh Hà dẫn chứng cụ thể, cuối tháng 7 vừa qua, tập đoàn FPT đã chính thức ký kết hợp tác tài trợ cho nghiên cứu sinh của Khoa về lĩnh vực tin học, trí tuệ nhân tạo. Đây là thoả thuận hợp tác đào tạo đầu tiên giữa doanh nghiệp và nhà trường được thực hiện tại Việt Nam.
Hiện nay, trong chương trình học của Khoa Toán - Cơ - Tin học (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) đã xây dựng một chương trình đào tạo hiện đại, chú trọng kiến thức cơ bản, nhưng tăng cường thực tập thực tế, gắn kết sinh viên với các nhóm nghiên cứu, phối hợp đào tạo với các doanh nghiệp.
Đồng thời, sắp xếp lại tổ chức, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, tham gia thực hiện các đề tài hợp tác - phát triển theo đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều sinh viên trong thời gian thực tập đã được giữ lại làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, trường còn cần xây dựng các chương trình liên kết với các trường nước ngoài để đáp ứng yêu cầu nhân lực tầm quốc tế.
“Hiện tại chúng tôi đang có những chương trình trao đổi sinh viên với nhiều nước, đặc biệt với một số đại học của Pháp như Đại học EISTI, Đại học Paris 13. Trong khuôn khổ của chương trình, sinh viên từ các trường đó sang Việt Nam thực tập, tham gia vào các nhóm nghiên cứu của chúng tôi, hoặc đến học một học kỳ tại chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh của Khoa”- PGS.TS Lê Minh Hà cho biết thêm.
Đối với vấn đề kỹ năng mềm của nguồn nhân lực trẻ Việt Nam trong tương lai, ông Benjamin Aw, Chuyên gia Huấn luyện cao cấp về Định hướng Phát triển Nghề nghiệp thuộc Tổ chức Đào tạo Growth Catalyst Vietnam (Tổ chức đào tạo cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp) cho rằng, lúng túng trước cơ hội mới là một phần hệ quả từ thiếu hụt kỹ năng và tư duy phân tích phản biện, điều rất thường thấy ở học sinh sinh viên Việt Nam.
Do đó, bên cạnh việc định hướng thì trang bị kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định đúng đắn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp lao động trẻ học tập, làm việc hiệu quả và tạo ra đột phá trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện đại.
Theo nghiên cứu về Khung năng lực Thế kỷ XXI từ các trường THCS, THPT tại Singapore, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo tìm giải pháp chính là các kỹ năng tư duy thiết yếu, giúp học sinh sinh viên vững vàng thích ứng với mọi thay đổi của thế giới công nghệ, đồng thời tối ưu năng lực sáng tạo và kỹ năng lựa chọn ngành học cũng như nghề nghiệp tiềm năng cho bản thân.
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08