Hoạt động tạm nhập tái xuất: Vẫn còn nhiều tồn tại
Cán cân xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2016: Chưa kịp mừng... đã lo! |
Từ năm 2010 - 2013, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ sửa đổi một số quy định liên quan đến hoạt động tạm nhập tái xuất tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20.11.2013, đã kịp thời điều chỉnh sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tạm nhập tái xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại từng thời kỳ. Kết quả các lần điều chỉnh này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quy định điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với một số loại hàng hóa phù hợp theo tình hình thực tế và yêu cầu quản lý, góp phần đưa hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất của các doanh nghiệp (DN) đi vào ổn định. Tuy nhiên, qua thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu của Bộ Công Thương từ năm 2010 đến năm 2013, cho thấy còn nhiều khuyết điểm, tồn tại.
Nhiều tồn tại trong quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất. Ảnh minh họa. |
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, Việc ban hành một số Thông tư của Bộ Công Thương quy định công tác báo cáo còn chưa chặt chẽ; chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm đơn vị chủ trì quản lý, cơ chế phối hợp với đơn vị tham gia quản lý nhà nước về tạm nhập tái xuất; chưa phù hợp với thực tế và chưa đủ cơ sở khoa học để xây dựng mức ký quỹ; chưa sát thực tế quy định về điều kiện kho bãi trong cấp phép… Bộ Công Thương chưa thực hiện tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc chức năng của Bộ như việc thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát kết quả báo cáo quản lý tạm nhập tái xuất theo quy định; chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý việc địa phương ban hành văn bản không đúng quy định tại Thông tư do Bộ ban hành, còn để vi phạm quy định của pháp luật… Bên cạnh đó, việc kiểm tra hoạt động tạm nhập tái xuất chưa thực hiện đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 12, Quy chế làm việc số 1709/QĐ-BCT ngày 17.3.2008 của Bộ Công Thương.
Theo kết luật của Thanh tra Chính phủ, để các tồn tại, bất cập trên là do Bộ Công Thương chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến mục tiêu “khắc phục những hạn chế của hoạt động tạm nhập tái xuất, đảm bảo yêu cầu quản lý, tránh sự lợi dụng chính sách để có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế và tránh những ách tắc tồn động có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường, xã hội” mà Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Trách nhiệm về tập thể, cá nhân được giao xây dựng thông tư hướng dẫn; các cá nhân được giao nhiệm vụ có liên quan chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng, lãnh đao Cục Xuất nhập khẩu trong “chỉ đạo những vấn đề về cơ chế, chính sách đối với các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế”; “Điều hành hoạt động tạm nhập tái xuất…và chỉ đạo xử lý hồ sơ về tạm nhập tái xuât… các DN thuộc tỉnh Quảng Ninh” theo Quyết định 619/QĐ-BCT ngày 29.1.2013 của bộ Công thương và kết quả “phân công nhiệm vụ công tác của Cục Xuất nhập khẩu”.
Về kiến nghị xử lý, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò chủ trì trong hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực tiễn nhằm đưa hoạt động tạm nhập tái xuất ngày càng ổn định và phát triển bền vững, đảm bảo theo thông lệ quốc tế. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương; chỉ đạo các Sở Công Thương có liên quan đến quản lý hoạt động tạm nhập tái xuât, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đánh giá tổng thể việc thực hiện Thông tư của Bộ Công Thương quy định về công tác báo cáo, rà soát, sửa đổi, bổ xung các quy định hiện hành còn tồn tại, bất cập, chưa sát thực tế về tạm nhập tái xuất. Chú trọng tập trung một số nội dung như: Phân cấp, đi cùng với phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan thực hiện là các địa phương và cơ quan chủ trì quản lý là Bộ Công Thương nhằm phát huy lợi thế hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu đồng thời đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ làm giảm nguy cơ gian lận thương mại, bảo vệ hàng hóa trong nước và việc lợi dụng chính sách để buôn lậu, trốn thuế…
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sửa đối, bổ sung các quy định về xử phạt hành chính theo hướng tăng nặng mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất như: Tự ý tiêu thụ nội địa mặt hàng này, tái xuất không đúng quy định, khai báo không đúng tên hàng… với mục đích đảm bảo ngăn ngừa, răn đe, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04