--> -->

Hoàn thiện chính sách đất đai để khắc phục những bất cập

Như tin đã đưa, một trong những nội dung được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm nhất trong Kỳ họp lần này là Báo cáo giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.  
Không để bất cập về quản lý đất đô thị kéo dài
Đề xuất ban hành nghị quyết, nếu chưa trình sửa đổi Luật Đất đai
Hoàn thiện chính sách đất đai để khắc phục những bất cập
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận phiên thảo luận chiều 28/5.

Trong buổi kết luận phiên thảo luận vào chiều qua (28/5), Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh: Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu cho rằng, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Trong những năm qua, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị nhìn chung khá đầy đủ, kịp thời, bao quát trên nhiều lĩnh vực, đã cụ thể hóa cơ bản các chủ trương của Đảng, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, các thông lệ quốc tế, chất lượng văn bản từng bước được nâng lên tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị. Đồng thời, việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, quản lý đất đai đô thị, hạn chế thất thoát, lãng phí. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị đã góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại các địa phương dần đi vào nề nếp. Chính sách tài chính đất đai và giá đất đã có nhiều đổi mới, nguồn thu từ đất đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. Chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định chặt chẽ hơn, bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi, ngày càng tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Đồng thời, việc tuân thủ quy hoạch đô thị và chấp hành pháp luật về đất đai đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch đô thị, quản lý, sử dụng đất đai được chú trọng. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai được các cấp chính quyền quan tâm; các vụ khiếu nại đông người, phức tạp đã được tập trung chỉ đạo xử lý, giảm dần qua từng năm.

Hoàn thiện chính sách đất đai để khắc phục những bất cập
Các ĐBQH đánh giá Triển khai Luật Đất đai, những năm qua các khu đô thị mới đã làm diện mạo Thủ đô hiện đại và văn minh hơn (ảnh khu đô thị Vinhomes Time city )

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, chính nhờ các điều trên mà hệ thống đô thị khang trang, hiện đại được hình thành, tạo ra không gian sống tốt hơn cho người dân. Xuất hiện nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới, các công trình sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, văn minh, hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. “Có được những kết quả tích cực đó, có vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng, xây dựng pháp luật và giám sát của Quốc hội, điều hành quản lý của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp và cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân”- Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt đã đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng chỉ rõ những bất cập cần phải nghiên cứu, bàn thảo để khắc phục đó là: Thứ nhất, mặc dù việc ban hành các chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 là tích cực và cơ bản. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lý khá đầy đủ, song vẫn còn một số hạn chế, bất cập, yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật như Đoàn giám sát đã nêu trong báo cáo, cũng như ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội ngày hôm nay (28/5-PV). Thứ hai, các đại biểu cũng chỉ ra vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém như: Tình trạng chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn dài hạn, dẫn tới điều chỉnh quy hoạch nhiều lần; quy hoạch treo.

H.Phạm

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.

Tin khác

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiến nghị, cần rà soát mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại doanh nghiệp.
Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.
Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,
Xem thêm
Phiên bản di động