Hoàn thành phiên chất vấn đầu tiên nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV với không khí dân chủ, thẳng thắn
Phục hồi, phát triển nhanh trên cơ sở an toàn và kiểm soát dịch bệnh Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online Rất khó khăn trong dự báo diễn biến dịch Covid-19 |
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ khóa XV trong không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, xây dựng, thể hiện chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp hiệu quả của Quốc hội, góp phần tạo dấu ấn, lan tỏa, cảm hứng hành động sáng tạo trong nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 |
Bên cạnh những dấu ấn đạt được, có một số ý kiến góp ý cụ thể, trong đó về lĩnh vực y tế, theo Tổng Thư ký Quốc hội có ý kiến đề nghị không nêu tên cụ thể các dự án luật cần trình, vì cần phải thực hiện đúng quy trình được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nội dung này đã được xác định trong định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội XV.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị chỉnh lại đoạn 2 khoản 1 Điều 2 theo hướng như sau: “Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khám bệnh, chữa bệnh… Trong năm 2022, nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y tế. Sớm nghiên cứu nâng Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp lên thành luật, trong đó thể chế hóa bằng luật các quy định để điều chỉnh tình huống đặc biệt cấp bách về dịch bệnh nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; hiện nay, Chính phủ đang triển khai nghiên cứu sửa đổi, bổ sung 2 luật này.
Về ý kiến đề nghị điều chỉnh nội dung về tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi theo hướng: tập trung triển khai sớm tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi, nghiên cứu kỹ lưỡng việc tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Nghị quyết đã đề cập nội dung về việc nghiên cứu kỹ lưỡng tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi, trong đó bao gồm cả đối tượng là trẻ em 12 tuổi…
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 |
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung việc phân cấp quản lý đối với cả bệnh viện quận, huyện (bên cạnh trung tâm y tế huyện, xã) theo hướng giao Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện quản lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc phân cấp quản lý đối với hệ thống trung tâm y tế cấp huyện, cấp xã như trong dự thảo Nghị quyết đã thực hiện theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Nghị quyết số 19-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Hơn nữa, nội dung như đại biểu đề nghị cũng đang là vấn đề cần tiếp tục được đánh giá, rút kinh nghiệm để có những giải pháp phù hợp với thực tiễn trong thời gian tới.
Đối với lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc sử dụng cụm từ “khai trình lao động” tại khổ 3 Khoản 2 Điều 2 dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, “khai trình” là thuật ngữ chuyên môn của ngành lao động, tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về trách nhiệm khai trình việc sử dụng lao động của người sử dụng lao động.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc tăng lương cho người có thu nhập thấp để phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hiện nay. “Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và thể hiện theo hướng quan tâm giải quyết chính sách tiền lương đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 đặt trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày.
480/480 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết (chiếm 96,19% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 |
Tiếp thu, giải trình, chỉnh lý một số ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, có ý kiến cho rằng, việc yêu cầu phân bổ và giải ngân vốn ngân sách nhà nước đạt 90% dự toán Quốc hội giao là trái với quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, việc quy định giao, phân bổ vốn đầu tư công theo Nghị quyết của Quốc hội là chỉ tiêu pháp lệnh, phải đảm bảo đúng kế hoạch được Quốc hội giao. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư luôn đạt mức thấp, không đảm bảo thực hiện theo kế hoạch được Quốc hội quyết định. Do đó, để góp phần đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2021 và trong năm 2022, xin Quốc hội cho phép quy định chỉ tiêu phấn đấu trong Nghị quyết này để đẩy nhanh, khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh.
Đối với ý kiến đề nghị Chính phủ quan tâm cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận được nguồn vốn từ chương trình khoản vay hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long (DPO) để đầu tư các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, tạo động lực phát triển kinh tế và liên kết vung. Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn ODA (trong đó có nguồn vốn DPO) để phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, một trong những cơ sở quan trọng là Chính phủ cần sớm phê duyệt quy hoạch vùng. Nội dung này đã được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết theo hướng yêu cầu Chính phủ phải phê duyệt quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 12/2021…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24