Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online
Hocmai tặng miễn phí giải pháp toàn diện phục vụ giảng dạy trực tuyến cho giáo viên và nhà trường Hiệu trưởng trường tư tuyên bố không thu phí và kêu gọi phụ huynh ủng hộ quỹ chống Covid-19 |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Huy Thái, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, bình thường dạy, học thêm là việc ngành ngăn chặn, nghiêm cấm. Tuy nhiên, việc học trực tuyến học sinh căng thẳng hơn, thì việc học thêm giờ, thêm nội dung cần ngăn chặn và xử lý.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn sáng ngày 11/11 |
Theo Bộ trưởng, trong Thông tư 09/2021/BGDĐT ngày 30/3, về dạy và học trực tuyến đã quy định số giờ được dạy cho các cấp, các lớp. Nếu trường thấy học sinh học quá giờ quy định... yêu cầu Sở GD&ĐT, các địa phương cần thanh tra, kiểm tra xem có hiện tượng này không, có bố trí quá giờ hay không. “Chúng tôi sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn và xử lý vấn đề này”, Bộ trưởng nói.
Tham gia tranh luận về vấn đề dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn Đồng Nai) đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong việc cấm dạy thêm trực tuyến vì lợi ích của các cháu. Tuy nhiên, theo đại biểu đoàn Đồng Nai nếu chỉ cấm thì chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề.
Theo đại biểu, chúng ta đang tiếp cận vấn đề dạy thêm học thêm như một vấn nạn, và xử lý theo cách cấm. Nhiều nơi tổ chức mật phục, bắt quả tang việc dạy thêm học thêm... cách ứng xử với nhà giáo như thế là không phù hợp. Cách quản lý không nên theo tư duy không quản được thì cấm. Tôi cho rằng nên đánh giá tác dụng, ý nghĩa của việc dạy thêm học thêm, nó là nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh. “Nói thật, con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm nhờ học thêm, nên học thêm là có tác dụng chứ không phải là không”, đại biểu Nguyễn Công Long chia sẻ.
Phiên chất vấn liên quan đến vấn đề giáo dục tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội XV sáng ngày 11/11 |
Từ thực tế trên đại biểu đoàn Đồng Nai đặt vấn đề, tại sao ngành Y được làm thêm mà giáo dục không được dạy thêm? Theo đại biểu, việc này xuất phát từ thu nhập quá thấp, rất nhiều người coi dạy thêm là để mưu sinh. Chúng ta hãy nhìn thẳng vấn đề này để có giải pháp căn cơ. Và thực tế, qua 2 năm đại dịch vừa rồi, chúng ta thấy giáo viên cũng là đối tượng cần cứu trợ.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, nếu dạy thêm ngoài giờ, ngoài nhà trường mà việc dạy thêm đáp ứng các nhu cầu đó thì không thể cấm được. Còn dạy thêm, học thêm mà giáo viên trực tiếp dạy cho học sinh, nhưng lại bớt nội dung chính thức mới là điều lưu ý.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, năm 2016 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã bỏ dạy thêm ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT đang đề nghị bổ sung việc dạy thêm vào danh mục này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54