--> -->

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và lâm sản vượt khó

Là ngành hàng chủ lực trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, nhưng ngành gỗ và lâm sản hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Để đạt giá trị xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 như mục tiêu đã đề ra, các doanh nghiệp còn rất nhiều việc phải làm trong những tháng cuối năm…
Bộ Công Thương khuyến nghị với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán cứng sang thị trường Hoa Kỳ Vì sao doanh nghiệp xuất khẩu gỗ “kêu cứu”?
Sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang.
Sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản trong tháng 7/2022 chỉ đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6/2022 và giảm 1,6% so cùng kỳ năm 2021. Như vậy, đây là tháng thứ hai, xuất khẩu gỗ và lâm sản bị giảm sút.

Khó khăn trong xuất khẩu

Thời gian vừa qua, cung-cầu gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ trên thế giới tại các thị trường lớn như Mỹ và EU có nhiều biến động do chi phí sản xuất, vận chuyển và sinh hoạt tăng cao. Nhu cầu tiêu dùng, nhất là đối với các nhóm hàng hóa không thiết yếu, giảm.

Với độ hội nhập sâu và rộng với thị trường thế giới, ngành gỗ Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp của các biến động này, đặc biệt trên phương diện suy giảm xuất khẩu ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU và Anh.

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ (VIFOREST, FPA Bình Định, BIFA, HAWA, DOWA) và Forest Trends cho thấy, trong tổng số 52 doanh nghiệp tham gia khảo sát trong những tháng đầu năm 2022 có tới 33 doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường Mỹ giảm (trung bình 39,6%); 19 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cũng bị sụt giảm doanh thu (trung bình 42,2%).

Trong đó, có một số doanh nghiệp mất hẳn nguồn thu từ thị trường này trong những tháng gần đây. Khoảng 71% số doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, với tình hình thị trường như hiện nay, nguồn thu sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) nhận định, trước tình hình biến động mạnh tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều sức ép, nhất là vốn vay ngân hàng, chi trả người lao động và nguyên liệu đầu vào.

Trước tình hình này, để duy trì sản xuất và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp đã phải vận dụng nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp (hơn 70%) lựa chọn giảm quy mô sản xuất để cắt giảm chi phí, như nghỉ ngày thứ bảy, không tăng ca, chỉ tổ chức sản xuất 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, sắp xếp sản xuất tinh gọn để giảm chi phí sản xuất.

Một số ít doanh nghiệp đã tìm cách dịch chuyển theo hướng đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp gỗ hiện đang đối mặt với các khó khăn về cả vốn vay và chi phí đầu vào sản xuất, trong bối cảnh nguồn thu giảm sút. Các biện pháp ứng phó mà các doanh nghiệp hiện đang áp dụng chỉ mang tính chất ngắn hạn.

Nếu thị trường tiếp tục diễn biến như hiện nay, các giải pháp ngắn hạn này sẽ không giúp được nhiều cho doanh nghiệp trong việc duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh các giải pháp về mặt cơ chế, chính sách và thường xuyên cập nhật thông tin về biến động thị trường được các doanh nghiệp kiến nghị, một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao tính chống chịu của ngành gỗ trong tương lai, để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Theo đánh giá của tổ chức Forest Trends, bức tranh thực trạng thị trường đầu ra của sản phẩm gỗ và lâm sản xuất khẩu nhìn chung tương đối ảm đạm, thể hiện qua sự tụt giảm nhanh về kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong những tháng gần đây. Các tín hiệu của thị trường xuất khẩu đối với các tháng còn lại của năm 2022 cũng không lạc quan. Điều này cho thấy ngành gỗ rất khó đạt được mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022 mà Chính phủ đề ra.

Cần giải pháp thích ứng, linh hoạt

Theo Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030” đã được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu chung đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cùng với việc hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách phù hợp, thông thoáng hơn, cần có giải pháp khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn, không khai thác rừng và sử dụng cây rừng trồng còn non trong chế biến sản phẩm gỗ.

Đồng thời, có biện pháp để ngăn chặn tình trạng sử dụng gỗ rừng trồng trong sản xuất dăm gỗ nhằm tập trung nguyên liệu ổn định, bền vững cho sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu...

Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (Hawa) Nguyễn Chánh Phương cho rằng, đứng trước những khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp ngành gỗ rất mong ngành ngân hàng giảm lãi suất, giãn nợ, khoanh nợ, qua đó góp phần giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh để vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

Trong đó, đề nghị Chính phủ thúc đẩy các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Đối với các chính sách thuế, phí, các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước cho phép giảm, chậm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, giảm tiền thuê đất, hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh nhất nhằm trả vốn cho doanh nghiệp và giảm chi phí xuất nhập khẩu công-ten-nơ cảng biển.

Nhiều doanh nghiệp đề nghị Chính phủ đưa ra các biện pháp kịp thời để bình ổn giá cả, hỗ trợ công nhân đóng bảo hiểm xã hội, gia hạn thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thiết kế các gói cứu trợ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt và ổn định sản xuất trong dài hạn.

Theo Chủ tịch VIFOREST Đỗ Xuân Lập, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành gỗ và lâm sản, bên cạnh việc các doanh nghiệp phải chủ động, thích ứng linh hoạt với tình hình mới, cần nâng tỷ trọng nguồn gỗ rừng trồng trong nước là nguyên liệu đầu vào trong các sản phẩm xuất khẩu nhằm thay thế cho nguồn gỗ nhập khẩu đang chiếm tỷ trọng còn khá lớn hiện nay.

Tuy nhiên để làm được điều này cần có sự chuyển đổi căn bản trong quản trị rừng tại Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung vào việc phát triển liên kết, gắn kết giữa vùng nguyên liệu và các trung tâm chế biến sâu, hợp tác đầu tư vùng với các hộ trồng rừng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc cơ cấu lại nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cùng với việc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư chế biến gỗ và lâm sản, ngành lâm nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với hiệp hội gỗ các địa phương, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kịp thời tham mưu xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ.

Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương, lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra hồ sơ lâm sản; rà soát diện tích đất sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến phù hợp quy hoạch của địa phương; bố trí nguồn vốn hỗ trợ, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng trong trồng rừng gỗ lớn, thực hiện chứng chỉ rừng...

Để chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các doanh nghiệp cần thường xuyên phản ánh kịp thời những bất cập trong việc thực thi các quy định pháp luật; kiến nghị Nhà nước tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ.

Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trong việc ứng phó các vụ việc phòng vệ thương mại.

Các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh; ứng phó phù hợp với những biến động của thị trường; thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ nguồn gốc lâm sản và các quy định khác có liên quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản…

Theo Vũ Thành/nhandan.vn

https://nhandan.vn/ho-tro-doanh-nghiep-xuat-khau-go-va-lam-san-vuot-kho-post712992.html

Nên xem

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu vừa tới dâng hương, dâng hoa tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Hưng Yên.
Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Chất lượng không khí, vốn đang trở thành một nỗi lo lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày của mỗi gia đình. Đây là vấn đề cấp bách mà tôi đặc biệt quan tâm khi góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường Cầu Giấy phối hợp với các Nhà hảo tâm vừa tổ chức chương trình trao xe lăn, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn phường.
Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Khi đọc Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh, nghĩa tình, và kỳ vọng rằng, những định hướng này sẽ được hiện thực hóa bằng các giải pháp thiết thực, đi vào chiều sâu đời sống.
Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hai Bà Trưng đã phát động chương trình “Ngày cuối tuần xanh” trên toàn địa bàn phường. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ mà còn là hành động thiết thực hưởng ứng thông điệp “Sạch nhà - Đẹp phố - Xanh Thủ đô”, góp phần xây dựng một Hà Nội văn minh, trong lành.
Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Xã Vân Đình, Hà Nội đang ngập tràn không khí hân hoan và rực rỡ sắc màu cờ hoa, pano chào mừng Đại hội Đảng các cấp.Sự kiện chính trị quan trọng này không chỉ là dấu mốc tổng kết những thành tích đã đạt được, mà còn mở ra định hướng phát triển mới cho địa phương.

Tin khác

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

Không chỉ xây dựng thành công các trang trại bò sữa ở những vùng đất không thuận lợi, triết lý “mở khóa tự nhiên”, Vinamilk biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế “xanh”, tạo vòng tuần hoàn gắn kết giá trị cộng đồng phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội. Với đặc thù là đô thị đặc biệt có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi kết hợp phát triển nông nghiệp với tư duy tuần hoàn, thân thiện môi trường.
Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/7, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX, phối hợp cùng với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động