Hình tượng La Hầu trong văn hóa và kiến trúc Việt Nam
Dấu ấn thời gian qua linh vật nghê Việt |
La Hầu, hay còn được gọi là Hổ phù, là một trong những hình ảnh được phổ biến trên hầu hết các không gian tín ngưỡng từ đình, đền, miếu, cho đến các đồ lễ khí như ngai kiệu, hương án, sập đá bia đá…
Hình tượng La Hầu góp phần khẳng định nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Nguyễn nói riêng mang những giá trị đặc biệt, thể hiện cốt cách và tâm hồn của dân tộc.
Tọa đàm sẽ diễn ra vào 09h30 Chủ Nhật ngày 10/4/2022 theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Buổi Tọa đàm “La Hầu và hình tượng La Hầu trong văn hoá - kiến trúc cổ Việt Nam” với sự tham gia của Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế sẽ đưa đến cho khán giả cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển của La Hầu trong văn hoá tín ngưỡng và nghệ thuật cổ thế giới, cũng như trong văn hoá và kiến trúc cổ Việt Nam. Tín ngưỡng đi vào đời sống là một quy luật tất yếu trong lịch sử Việt Nam, vậy hình tướng La Hầu đã được truyền bá trong đời sống dân gian như thế nào, và liệu nó còn giữ nguyên sức sống trong đời sống văn hoá hiện đại?
Giảng viên, họa sĩ, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế hiện làm việc tại khoa Lý luận, lịch sử và phê bình Mỹ thuật, Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Anh là tác giả của những cuốn sách nghiên cứu mỹ thuật, di sản văn hóa, như: “Dịch đồ - cách tiếp cận từ thị giác”, “Đồ án trang trí mỹ thuật ở đền Vua Đinh - Lê”, “Song xưa phố cũ”… Bên cạnh lĩnh vực mỹ thuật đương đại, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế còn thể hiện một tình yêu lớn dành cho mỹ thuật cổ của dân tộc.
Đầu năm 2018, cuốn sách “Phác họa Nghê - gã linh vật bên rìa” của nhóm tác giả Trần Hậu Yên Thế (chủ biên), Nguyễn Đức Hòa, Hồ Hữu Long ra mắt và nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả. Năm 2020, Trần Hậu Yên Thế tiếp tục cho ra đời cuốn sách “Nghê Việt tinh tuyển” tạo được tiếng vang lớn trong cộng đồng.
Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2021, anh cùng Nhà xuất bản Mỹ thuật phối hợp phát hành cuốn sách “Đi tìm khuôn mặt La Hầu” - công trình nghiên cứu về dạng thức, vị trí và nghệ thuật Đồ án La Hầu trong trang trí kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc cổ dân tộc.
Tọa đàm “La Hầu và hình tượng La Hầu trong văn hoá - kiến trúc cổ Việt Nam” sẽ diễn ra vào 9h30 Chủ Nhật ngày 10/4 tới đây theo 2 hình thức trực tiếp tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và trực tuyến qua Fanpage Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám và kênh Youtube Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05