-->

Hiểu sai về bản sao chứng thực, gây lãng phí

(LĐTĐ) Nghị định 23/2015/NĐ-CP không quy định về thời hạn có hiệu lực của các bản sao được chứng thực và có thể hiểu bản sao chứng thực có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý.
Sử dụng Giấy đăng ký bản sao có chứng thực khi tham gia giao thông
Chứng thực bản sao điện tử từ 1/7, tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng/năm

Bản sao chứng thực phải kèm bản chính

Hàng nghìn hộ kinh doanh, người lao động đang làm các thủ tục để được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong hồ sơ của họ, yêu cầu phải có bản sao sổ hộ khẩu, căn cước công dân và đăng ký kinh doanh hộ cá thể (với hộ kinh doanh).

Những ngày giãn cách xã hội, có những Văn phòng công chứng ngày nào cũng có vài chục đến hàng trăm lượt người đến chứng thực bản sao các loại giấy tờ nêu trên. Trong khi đó, người dân có thể tiết kiệm chi phí, thời gian đi chứng thực bằng cách mang bản photo kèm bản gốc đến để đối chiếu là đủ yêu cầu pháp lý.

Hiểu sai về bản sao chứng thực, gây lãng phí
Người dân làm thủ tục chứng thực tại UBND phường Hà Cầu, quận Hà Đông (Ảnh: Bạch Dương)

Vào mùa tựu trường năm nào cũng vậy, các bậc phụ huynh có con chuyển cấp lại tất bật chuẩn bị hồ sơ nhập học cho con. Chị Nguyễn Lan Anh, trú tại phường Quảng An, quận Tây Hồ cho hay, năm nay con chị vào lớp 6, để làm thủ tục nhập học cho con, nhà trường yêu cầu trong hồ sơ, phụ huynh phải nộp bản sao chứng thực giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, đồng thời mang bản chính đến để đối chiếu. Đây cũng là yêu cầu của rất nhiều trường khi tiếp nhận hồ sơ của học sinh.

Tương tự, không ít người khi làm thủ tục thi tuyển, đi làm, chuyển công tác… cũng phải hoàn thiện hồ sơ với bản sao chứng thực, và mang bản chính đến để đối chiếu.

Bên cạnh đó, không ít người mỗi lần đi chứng thực các loại giấy tờ về nhân thân thông dụng như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… đã chứng thực luôn nhiều bản để dùng dần. Tuy nhiên, những bản sao chứng thực của họ chứng thực từ năm trước, hoặc vài tháng trước có dùng được hay không lại rất “tùy nghi”, có nơi chấp nhận, nơi không, cho rằng bản sao chứng thực chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng, buộc họ phải đi chứng thực lại…

Cần hiểu đúng

Trong khi đó, giá trị pháp lý của bản sao chứng thực được pháp luật quy định rất rõ tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó, về mặt nguyên tắc, có thể hiểu giá trị sử dụng của bản sao giấy tờ chứng thực sẽ phụ thuộc vào giá trị sử dụng của bản chính giấy tờ đó.

Ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Nghị định 23/2015/NĐ-CP không quy định về thời hạn có hiệu lực của các bản sao được chứng thực, và có thể hiểu bản sao chứng thực có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý.

Điều này cũng có nghĩa rằng, ở mỗi loại giấy tờ khác nhau, bản sao chứng thực của giấy tờ đó cũng sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau, việc hiểu rằng giá trị sử dụng của bản sao chứng thực không quá 3 tháng, 6 tháng… là không chính xác. Đồng thời, khi đã có bản sao có chứng thực theo thời hạn sử dụng của bản chính, thì cơ quan tiếp nhận không được yêu cầu người dân, tổ chức xuất trình bản chính để đối chiếu.

Vì, điều này là trái với quy định của pháp luật, đồng thời gây lãng phí thời gian, chi phí làm thủ tục chứng thực cho công dân. Trong trường hợp nếu người tiếp nhận nghi ngờ bản sao là giả mạo, hoặc đã có sự thay đổi về bản chính thì có quyền yêu cầu người nộp giấy tờ cho xem bản chính để đối chiếu. Với những bản sao giấy tờ đã được chứng thực quá lâu, người nộp có thể mang theo giấy tờ bản gốc để đối chiếu trong trường hợp cần thiết chứ không bắt buộc phải đi chứng thực lại.

Nhìn chung, giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực có thể chia thành hai loại. Cụ thể, loại thứ nhất là các giấy tờ theo quy định chỉ được cấp 1 lần và không quy định về giá trị thời hạn sử dụng như các văn bằng, chứng chỉ, bảng kết quả học tập, giấy phép lái xe mô tô, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…

Đối với những giấy tờ này, bản sao chứng thực cũng sẽ có giá trị sử dụng không bị xác định về thời hạn, trừ trường hợp bản chính dùng để đối chiếu cấp bản sao chứng thực bị hủy bỏ, thu hồi hoặc có thay đổi, bổ sung thông tin, thì bản sao chứng thực được cấp trước đó mới hết giá trị sử dụng.

Loại thứ hai là các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Giấy chứng minh nhân dân (15 năm), Giấy khám sức khỏe… thì bản sao chứng thực các loại giấy tờ này chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, đi lại khó khăn, hiểu đúng về giá trị bản sao chứng thực để tránh lãng phí khi phải làm thủ tục hành chính cũng là điều mỗi người nên biết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương

(LĐTĐ) Trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều 27/1 - tức 28 Tết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

(LĐTĐ) Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội: Đề nghị tăng cường tuyên truyền về các mức xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc tăng cường tuyên truyền pháp luật về một số mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

Trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV,NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

7 vấn đề đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật vừa thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước.
30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa vào đêm giao thừa, trong đó có 10 điểm tầm cao kết hợp tầm thấp, thời gian 15 phút.

Tin khác

Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên

Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, những ngày cận Tết Nguyên đán, hầu hết các gia đình đều tổ chức bữa tiệc tất niên để tụ họp, đoàn viên. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia trong buổi tất niên, rồi sau đó tham gia giao thông lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông.
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?

Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?

(LĐTĐ) Vụ việc 4 người trong cùng một gia đình tử vong tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức độ nghiêm trọng và hành vi của nghi can Vũ Văn Vương.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, bởi từ ngày được ký ban hành tới khi có hiệu lực chưa đủ 45 ngày", đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho rằng, đây là thông tin không chính xác.
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù

Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù

(LĐTĐ) Sau Nghị quyết 173/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025, cho tới thời điểm này, thuốc lá điện tử là hàng cấm, nhiều chế tài xử lý việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử… chính thức được áp dụng.
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR

Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đã ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 17 Luật BHXH 2014. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

(LĐTĐ) Gần đây xuất hiện nhiều tranh chấp trong việc đặt cọc mua đất đai, nhà thuộc các dự án... Người hiểu luật sẽ soạn thảo văn bản đặt cọc chặt chẽ, giải quyết mẫu thuẫn bằng cách khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc nếu có dấu hiệu hình sự. Nhưng cũng có không ít trường hợp phải chấp nhận mất cả chì lần chài, bị đối tác lật cọc.
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

(LĐTĐ) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán tại phiên toà phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Sẽ không bị phạt oan khi đèn tín hiệu "đang xanh bỗng dưng đỏ"?

Sẽ không bị phạt oan khi đèn tín hiệu "đang xanh bỗng dưng đỏ"?

(LĐTĐ) Liên quan đến việc nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về hiện tượng đèn tín hiệu giao thông "đang xanh bỗng dưng đỏ" khiến họ có thể bị phạt oan, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, người tham gia giao thông sẽ không bị phạt oan, phạt sai trong trường hợp này...
Từ 1/1/2025 không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?

Từ 1/1/2025 không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu?

(LĐTĐ) Tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được)...
Xem thêm
Phiên bản di động