--> -->

Vì sao người đi bộ ngại đi qua hầm đường bộ?

Ở nước ta, đặc biệt các khu đô thị lớn như Hà Nội, vấn đề giao cắt đường đô thị càng trở nên bức bách. Trong đó dòng “bộ hành” vẫn chưa được chú trọng đầu tư cũng như khai thác đúng mức, gây lãng phí.
Cầu vượt, hầm đường bộ ở Hà Nội đang bị “lãng quên”? Người dân chưa mặn mà với cầu vượt, hầm đi bộ

Chưa phát huy tác dụng

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cầu vượt, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp. Điển hình phải kể đến cầu vượt trên phố Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng.

Vì sao người đi bộ ngại đi qua hầm đường bộ?
Được đầu tư đến hàng chục tỷ nhưng các cây cầu vượt bộ hành vẫn chưa phát huy được tác dụng chủ đạo của mình.

Khoảng 8h sáng, nút giao thông Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, chật cứng các loại phương tiện. Để thuận tiện cho người dân di chuyển, khu vực này được bố trí 2 chiếc cầu bộ hành không quá xa nhau. Tuy nhiên, thay vì đi lên cầu để đảm bảo an toàn, liên tục có người băng qua làn đường đông đúc dù đã có hàng rào chắn giữa hai bên đường.

Điều đáng nói, không chỉ có các bạn trẻ, mà ngay cả người già, thậm chí các gia đình có con nhỏ cũng tranh thủ “đi tắt”, trèo qua rào chắn hoặc tận dụng đoạn đường không có rào chắn để chọn cách di chuyển nhanh chóng hơn.

Anh Vũ Thanh Tùng (ở phố Tây Sơn) cho biết, mặc dù đường bên dưới đông đúc nhưng người đi bộ dường như không thích đi lên cầu vượt mà chỉ muốn băng qua đường cho tiện. Đã không ít lần, cả dòng phương tiện bị ùn tắc cục bộ chỉ vì vài người băng cắt qua đường bất chấp nguy hiểm.

Hàng ngày, cây cầu bộ hành tại khu vực cổng Bệnh viện Bạch Mai có rất đông người qua lại, đặc biệt là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có nhu cầu qua đường để tới các phòng khám, hiệu thuốc nằm trên đường Giải Phóng. Tuy nhiên, đã từ lâu, tại các lối lên, xuống, mặt cầu, chiếu nghỉ... của cầu vượt bộ hành đã bị một số cá nhân chiếm dụng làm nơi bán hàng, đón khách gây khó khăn cho người dân khi lên, xuống cầu.

Trong khi đó, cầu vượt bộ hành gần Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cũng thưa thớt người đi do đặt xa điểm lên xuống xe buýt khoảng 250 m. Vào giờ cao điểm buổi sáng, chốc chốc lại thấy một tốp người từ các điểm xe buýt hai bên đường cắt ngang dòng phương tiện đông đúc đang lưu thông để qua đường. Cầu vượt bộ hành đặt gần Học viện Ngân hàng (phố Chùa Bộc), cầu vượt bộ hành ngã ba Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của... cũng thường xuyên vắng hoe dù hằng ngày lượng học sinh, sinh viên, người dân đi qua đường này rất đông. Tương tự, một số cầu vượt bộ hành Vạn Phúc 2, Dương Nội, Văn Khê, cầu La Khê... cũng trong cảnh đìu hiu.

Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 50 cây cầu vượt bộ hành với nhiều hình thức kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cây cầu đều chưa phát huy được hiệu quả. Lượng người đi bộ sử dụng cầu vượt bộ hành khá thấp, kể cả vào giờ cao điểm khi các trường học tan trường, các công sở hết giờ làm. Do có ít người đi lại nên ở nhiều cây cầu bộ hành, người dân đã sử dụng làm nơi bán hàng rong, quán nước, nơi đỗ xe ôm, thậm chí là nơi xả rác...

Cùng cảnh với cầu vượt bộ hành, nhiều hầm bộ hành được xây dựng dọc tuyến đường mới như Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng... cũng ít người sử dụng. Thậm chí, tại hầm bộ hành Ngã Tư Sở, mặc dù được xây dựng sạch sẽ, đồng bộ hệ thống chiếu sáng... nhưng nhiều người vẫn thờ ơ. Theo quan sát của phóng viên, mặc dù trong hầm có đủ đèn điện, vệ sinh khá sạch sẽ nhưng nhiều chỗ vẫn bị ố, hoen gỉ. Trước cửa hầm, quán trà đá bày bán san sát, chắn ngang một phần lối xuống hầm, vào những ngày nắng nóng, khách ngồi uống nước cũng rất đông. Do ngại “phiền toái” nên rất ít người muốn đi qua.

Bạn Nguyễn Thị Hà, 20 tuổi chia sẻ: “Không phải em ngại qua hầm nhưng dưới đó khá vắng vẻ, thi thoảng còn có đối tượng lạ nằm vạ vật nghỉ ngơi. Hơn nữa, quán trà đá ở cửa hầm có nhiều thanh niên tụ tập, mỗi lần lên xuống phải tránh đường khiến em rất ngại đi qua”.

Có lẽ, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên băng qua đường đối với nhiều người đã trở thành “thói quen.” Mặt khác, hầm bộ hành khá dài và vắng, nhiều điểm không có bảo vệ quan sát, chỉ dẫn, các đối tượng xấu có cơ hội để lợi dụng cũng khiến nhiều người e ngại.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện nay các cây cầu bộ hành của Hà Nội đều có kết cấu đơn điệu, chủ yếu là kết cấu thép có mái che hoặc không có mái che, tính thẩm mỹ thấp. Do khoảng không xây dựng chật, hẹp nên các đường dẫn lên cầu thường dốc, gây khó khăn cho người đi bộ mỗi khi lên cầu. Việc chọn vị trí xây dựng cầu vượt trên địa bàn dành cho người đi bộ thường được bố trí ở những nơi chỉ để dễ xây dựng, không phải giải phóng mặt bằng nhiều, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân; gây ra hiện tượng nơi cần thì không có, nơi có thì không cần...

Bên cạnh đó, cầu bộ hành cũng chưa lưu tâm đến người tàn tật và an toàn sử dụng, các vị trí cũng chưa liên kết đến phương tiện giao thông trung chuyển khác như bến xe buýt, metro để khai thác sử dụng ở mức tối đa. Điều đặc biệt quan trọng, hiện nay Thành phố chưa có quy hoạch chi tiết hệ thống cầu vượt bộ hành. Công tác xây dựng cầu vượt mới chạy theo nhu cầu, chưa có định hướng và đón đầu nhu cầu.

Tại điều 9 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường...

Đặc biệt, ý thức tùy tiện của người dân khi tham gia giao thông cũng là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến tình trạng này. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành. Trong khi đó, chế tài xử phạt người đi bộ không đúng nơi quy định đã có nhưng không đủ sức răn đe.

Để khắc phục tình trạng người dân thờ ơ với cầu vượt, hầm bộ hành, thời gian qua, Sở Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Sở cũng đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông vào các bậc học phổ thông để từng bước tạo ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, Sở đề nghị với cơ quan chức năng nâng chế tài xử phạt, đồng thời mạnh tay xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định.

Có thể hiểu, cầu vượt bộ hành là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trong các đô thị, đặc biệt tại thành phố có mật độ giao thông cao như Thủ đô Hà Nội. Hy vọng rằng, Thành phố sớm có biện pháp nhằm phát huy tác dụng của các cây cầu, tránh lãng phí, đảm bảo an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn minh đô thị./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
6 tháng đầu năm 2025: Hà Nội đón hơn 15,5 triệu lượt du khách

6 tháng đầu năm 2025: Hà Nội đón hơn 15,5 triệu lượt du khách

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,66 triệu lượt khách, tăng 22% và khách du lịch nội địa ước đạt 11,9 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2024.
190 thiết bị y tế loại A và B bị thu hồi số công bố tại Hà Nội

190 thiết bị y tế loại A và B bị thu hồi số công bố tại Hà Nội

Sở Y tế Hà Nội có quyết định thu hồi 190 số công bố thiết bị y tế loại A và B vì “không phù hợp với định nghĩa thiết bị y tế”, công bố sai mục đích sử dụng, vi phạm quy trình quản lý.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại

Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại

Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.
Sáng 3/7, sét đánh khiến người phụ nữ đang đi trên đường ở Đại Thanh, Hà Nội tử vong

Sáng 3/7, sét đánh khiến người phụ nữ đang đi trên đường ở Đại Thanh, Hà Nội tử vong

Một người phụ nữ sinh năm 1959 vừa tử vong thương tâm tại cánh đồng Quỳnh Đô, xã Đại Thanh, Hà Nội, sau khi bị sét đánh trực diện vào sáng nay (3/7). Vụ việc xảy ra chỉ sau một tiếng sét lớn khiến người dân bàng hoàng. Lực lượng chức năng đang phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân.
Bắt Giám đốc Athena Việt Nam sản xuất hàng nghìn lọ kem chống nắng, mỹ phẩm giả

Bắt Giám đốc Athena Việt Nam sản xuất hàng nghìn lọ kem chống nắng, mỹ phẩm giả

Công an tỉnh Phú Thọ vừa khởi tố và bắt tạm giam ông Đường Văn Thiết, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Athena Việt Nam, vì hành vi sản xuất và buôn bán hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả. Trong số tang vật thu giữ, có gần 5.000 lọ kem chống nắng Althena kém chất lượng nghiêm trọng so với quảng cáo, gây hoang mang dư luận về vấn đề an toàn mỹ phẩm.
Chi tiết mô phỏng phân làn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng

Chi tiết mô phỏng phân làn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng

Hà Nội vừa đưa vào áp dụng phương án phân làn giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, nhằm tăng cường trật tự, an toàn và giảm ùn tắc. Việc phân làn được thực hiện cho cả hai chiều, trên đoạn từ nút giao Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt đến nút giao vào khu đô thị Ciputra. Theo phương án này, hai làn sát dải phân cách giữa dành riêng cho ô tô, trong khi các làn phía ngoài, gần vỉa hè, dành cho phương tiện hỗn hợp. Dải phân cách cứng được lắp đặt để tách biệt giữa làn ô tô và làn hỗn hợp, đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Tin khác

Chi tiết mô phỏng phân làn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng

Chi tiết mô phỏng phân làn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng

Hà Nội vừa đưa vào áp dụng phương án phân làn giao thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, nhằm tăng cường trật tự, an toàn và giảm ùn tắc. Việc phân làn được thực hiện cho cả hai chiều, trên đoạn từ nút giao Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt đến nút giao vào khu đô thị Ciputra. Theo phương án này, hai làn sát dải phân cách giữa dành riêng cho ô tô, trong khi các làn phía ngoài, gần vỉa hè, dành cho phương tiện hỗn hợp. Dải phân cách cứng được lắp đặt để tách biệt giữa làn ô tô và làn hỗn hợp, đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Phân luồng giao thông phục vụ dựng cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A

Phân luồng giao thông phục vụ dựng cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công lao lắp dầm T2-T3 cầu Dương Trực Nguyên thuộc Dự án cầu vượt nút giao đường tỉnh 427 với đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A tại Km192+799 Quốc lộ 1A, địa bàn xã Thường Tín.
Điều chỉnh phân làn cứng trên đường Phạm Văn Đồng phương tiện di chuyển thế nào?

Điều chỉnh phân làn cứng trên đường Phạm Văn Đồng phương tiện di chuyển thế nào?

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông, phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Sạt lở nghiêm trọng chia cắt tuyến đường Lào Cai - Sa Pa

Sạt lở nghiêm trọng chia cắt tuyến đường Lào Cai - Sa Pa

Rạng sáng ngày 1/7, sau trận mưa lớn kéo dài từ đêm 30/6, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại tuyến đường từ thành phố Lào Cai đi khu du lịch quốc gia Sa Pa, khiến toàn bộ tuyến bị chia cắt.
Thông báo mới: Hướng dẫn đăng ký xe tại Hà Nội từ 1/7/2025

Thông báo mới: Hướng dẫn đăng ký xe tại Hà Nội từ 1/7/2025

Từ 1/7/2025, Công an thành phố Hà Nội sẽ triển khai phân công nhiệm vụ đăng ký xe cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Người dân có thể lựa chọn đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng tại Phòng Cảnh sát giao thông hoặc bất kỳ Công an cấp xã nào nơi cư trú hoặc có trụ sở, ngoại trừ xe có nguồn gốc tịch thu.
Danh sách 126 điểm đăng ký xe Công an cấp xã tại Hà Nội từ 1/7/2025

Danh sách 126 điểm đăng ký xe Công an cấp xã tại Hà Nội từ 1/7/2025

Công an thành phố Hà Nội thông báo: Từ 1/7/2025, cùng với các điểm đăng ký xe thuộc Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng có thể lựa chọn đăng ký xe tại bất cứ Công an cấp xã nào nơi cư trú hoặc có trụ sở trong địa bàn Thành phố.
Đưa vào sử dụng hầm chui HC-01 nút giao thông An Phú, TP.HCM

Đưa vào sử dụng hầm chui HC-01 nút giao thông An Phú, TP.HCM

Trưa ngày 30/6, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM, chủ đầu tư) chính thức đưa vào sử dụng hầm chui HC1-0 thuộc nút giao thông An Phú.
Hướng dẫn chi tiết 4 bước sang tên xe trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an

Hướng dẫn chi tiết 4 bước sang tên xe trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Bộ Công an

Bộ Công an vừa chính thức mở rộng triển khai xác thực giao dịch chuyển quyền sở hữu phương tiện bằng hình thức điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe, thông qua tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện.
Xem thêm
Phiên bản di động