-->

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Làm giàu nhờ trồng bưởi Diễn Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Hạ Mỗ là xã đang trong quá trình đô thị hóa, toàn xã có 2 thôn với 10 cụm dân cư nằm trải dài trên 3km. Diện tích đất tự nhiên 377ha với 2.400 hộ dân thì có gần 1.000 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận nông dân đã chuyển đổi sang làm nghề phụ, chế biến nông sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác. Trong đó, đặc biệt có 7 Tổ hội nghề trồng bưởi.

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ
Bưởi tôm vàng là niềm tự hào của nông dân xã Hạ Mỗ và huyện Đan Phượng

Ông Nguyễn Thế Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạ Mỗ cho biết, mô hình “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm trừ sâu thảo mộc Anisaf” được thực hiện từ đầu năm 2023 sau khi ký hợp đồng giao kết với đơn vị cung ứng sản phẩm chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf năm 2023. Thường trực Hội Nông dân xã xây dựng mô hình và thành lập Tổ hợp tác tại Chi hội nông dân số 8, trực tiếp tổ chức 12 hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật về sử dụng chế phẩm sinh học.

Các chế phẩm Anisaf thay thế thuốc trừ sâu hoá học phòng ngừa và diệt các loại sâu và bọ chét hút; thuốc tác dụng tiêu diệt khi tiếp xúc và xua đuổi khi sâu bọ tới gần gây hại cây, ngoài ra khi sử dụng một thời gian làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cây; phòng trừ nấm hại cây; chống rụng quả do thời tiết giúp cây chín đều hơn và kéo dài thời gian bảo quản khi đã thu hoạch.

Để mô hình hoạt động có hiệu quả, Hội đã tổ chức 5 buổi tập huấn nghiệp vụ công tác Tổ hội nghề nghiệp cho ban quản lý mô hình. Phối hợp hỗ trợ 40 chai Anisaf cho các hộ dùng thử nghiệm; cung cấp chế phẩm trừ sâu thảo mộc Anisaf với 6 chủng loại cho bà con trồng bưởi.

Để đánh giá chất lượng và độ an toàn, Hội Nông dân xã Hạ Mỗ đã tổ chức đem sản phẩm quả bưởi của Tổ hội nghề nghiệp đi kiểm định tại Trung tâm kiểm định chất lượng nông - lâm - thủy sản. Kết quả cho thấy các chỉ số đều ở mức an toàn tuyệt đối, được phép lưu thông trên thị trường.

“Kết quả kiểm định là nguồn động viên lớn đến với các thành viên Tổ hội nghề trồng bưởi. Qua đó, các hội viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf trong sản xuất; giúp tăng năng suất, tăng giá trị quả bưởi”, ông Nguyễn Thế Thuận cho biết.

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ
Hội Nông dân phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết mô hình để trao đổi kinh nghiệm

Cùng với đó, để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, Hội đã đưa bưởi tôm vàng tham gia hội chợ, điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Tháng 11 vừa qua, sản phẩm bưởi cụm 8 xã Hạ Mỗ đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

Bưởi tôm vàng là đặc sản và niềm tự hào của người dân Hạ Mỗ nói riêng và huyện Đan Phượng nói chung. Năm 2012, bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. Đây là cơ hội để các hộ nhỏ lẻ tập hợp thành tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường.

Hiện nay, vùng bưởi an toàn sinh học của xã Hạ Mỗ đã được dán nhãn QRcode truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội.

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ
Hiện nay, vùng bưởi an toàn sinh học của xã Hạ Mỗ đã được dán nhãn QRcode truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn Hà Nội.

Với hơn 30 hộ cùng nhiều diện tích chuyển đổi hữu cơ, bà con trên địa bàn xã đã hoàn thành nghiên cứu phát triển ứng dụng bộ Chế phẩm sinh học Anisaf trên bưởi năm 2023 đạt kết quả tốt. Nông dân xã Hạ Mỗ quyết tâm nhân rộng nhiều mô hình hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, hằng năm có 100% hộ gia đình nông dân trên toàn huyện tham gia thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.

Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Hạ Mỗ phối hợp Công ty Dược phẩm Hoàng Giang tổ chức hướng dẫn 3 Tổ hội nghề nghiệp trồng bưởi sinh học hữu cơ trong thực hiện sử dụng chế phẩm Annisaf. Kết quả cho thấy mô hình thực sự đã trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả để nông dân xã Hạ Mỗ phát huy, ứng dụng và nhân rộng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động