--> -->

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Nho hạ đen, “chủ lực” trong du lịch canh nông huyện Đan Phượng Khai quật khẩn cấp kiến trúc gạch tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng Trên 80.000 du khách tới tham quan Festival Nông sản - Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch huyện Đan Phượng

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của hội gắn liền với thực hiện hoàn thành, giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
Vẻ đẹp của nông thôn kiểu mẫu

Với những kết quả đã đạt được trong công tác hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân huyện Đan Phượng, đã góp phần quan trọng vào thành tựu của chương trình NTM trên địa bàn huyện. Đến nay toàn huyện Đan Phượng đã có 15/15 xã đạt NTM nâng cao, 12/15 xã đạt NTM kiểu mẫu, và còn 3 xã đang thẩm định để về đích NTM kiểu mẫu, cán đích 100% xã đạt NTM kiểu mẫu. Hạ Mỗ, Liên Hồng, Thọ An là 3 xã cuối cùng của huyện Đan Phượng chờ “nâng hạng” NTM kiểu mẫu.

Là một xã có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, trong nhiều năm qua, Hạ Mỗ đã quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất hoa ly, phát triển diện tích bưởi VietGAP, phát triển, nâng cao giá trị nghề làm đậu phụ truyền thống làng Trung Đích.

Đồng thời, xã khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất công nghiệp. Có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động tốt. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, thương mại, dịch vụ phát triển, người lao động có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, kết quả thu nhập bình quân năm 2023 đạt 76,1 triệu đồng/người/năm.

Xã Liên Hồng có 107 công ty, doanh nghiệp và 83 hộ sản xuất kinh doanh. Xã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tích cực tuyên truyền động viên nhân dân chủ động đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương.

Các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn phát triển ổn định, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó thu nhập từ thương mại dịch vụ từng bước được nâng lên. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2023 của xã đạt 75,6 triệu đồng/năm.

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
Festival nông sản - văn hóa - ẩm thực - du lịch huyện Đan Phượng năm 2023 diễn ra tại xã Hạ Mỗ

Còn xã Thọ An thì quan tâm phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện tốt các dự án phát triển nông nghiệp làm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác; đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong, ngoài xã thực hiện tốt đào tạo lao động, giải quyết việc làm.

Thọ An có nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình hiệu quả. Ví dụ như mô hình trồng hoa lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao được triển khai trên diện tích 1.800m2. Mô hình đã tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và khoảng 20 lao động thời vụ, mỗi năm mang lại thu nhập từ 500 đến 800 triệu đồng. Mô hình trồng măng tây với diện tích 2.000m2 cho thu nhập ước tính mỗi năm khoảng 100 đến 120 triệu đồng...

Ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết, để cán đích NTM kiểu mẫu theo lộ trình, các cấp Hội Nông dân huyện xác định lĩnh vực kinh tế là then chốt để xây dựng NTM bền vững. Vì vậy trong nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người nông dân.

Hằng năm, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững với nhiều mô hình hay và cách làm sáng tạo đã thu hút hàng nghìn hội viên đăng ký tham gia.

Trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn, sản xuất hàng hóa tập trung cho năng xuất vượt trội so với các mô hình truyền thống. Toàn huyện đã thành lập 6 chi hội, 104 Tổ Hội nghề nghiệp; xây dựng được 54 mô hình kinh tế tập thể điển hình về trồng cây ăn quả, trồng nho hạ đen gắn du lịch canh nông trải nghiệm; rau an toàn; rau giá, đậu phụ; chăn nuôi trâu, bò; lợn, gà, thỏ; trồng hoa đào, hoa ly, quất cảnh, chuối tây, chuối tiêu hồng; phát triển nghề mộc dân dụng…

Là địa phương đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM, Đan Phượng đang tiếp tục khẳng định là huyện “đầu tàu” trong xây dựng NTM nâng cao và kiểu mẫu, và người nông dân tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động