Hiệu quả từ mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”
Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh Hiệu quả từ công tác dân vận xây dựng chợ An toàn - Văn minh - Hiệu quả |
Đổi thay tại các khu chợ
Hà Nội hiện có hơn 400 chợ, với hơn 90.000 hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trước đây không ít khu chợ vẫn còn tồn tại bất cập như ứng xử thiếu văn minh trong mua bán; hàng hóa không đảm bảo chất lượng; mất an ninh, an toàn cháy nổ và trật tự xã hội...
Trước thực trạng đó, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân nói chung, chị em phụ nữ nói riêng thực hiện văn hóa ứng xử nơi công cộng trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ…
Đặc biệt, việc triển khai xây dựng chợ văn minh được coi là bước ngoặt góp phần gìn giữ nét đẹp của Hà Nội, đồng thời nhân lên hình ảnh người Thủ đô ứng xử văn minh, thanh lịch. Sau thời gian triển khai, đến nay, tại các khu chợ đã có sự thay đổi rõ nét.
Lãnh đạo quận Tây Hồ tham quan mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” tại chợ Tứ Liên. |
Đơn cử như tại chợ Xuân Đỉnh 2 (quận Bắc Từ Liêm). Hiện nay, chợ Xuân Đỉnh 2 có 62 kiot, 492 vị trí kinh doanh ngoài trời và 350 hộ kinh doanh; trong đó có 118 nam tiểu thương và 232 nữ tiểu thương chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, quần áo, tạp hoá, rau củ quả, vàng mã…
Theo ghi nhận của phóng viên, dù là chợ đầu mối, nhưng chợ Xuân Đỉnh 2 được thiết kế, bố trí khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, mua bán của bà con nhân dân. Lối đi trong chợ rộng rãi, sạch sẽ, thoải mái cho xe máy, xe đạp và người đi bộ di chuyển mà không phải chen lấn. Chỗ ngồi, quầy hàng kinh doanh được các hộ giữ gìn đảm bảo sạch đẹp, gọn gàng, đồ dùng bán hàng thường xuyên được thay mới. 100% các hộ bán hàng thực phẩm bọc mặt bàn bằng inox, đảm bảo vệ sinh và được khử trùng thường xuyên.
Chị Đặng Thị Thoa (tiểu thương tại chợ Xuân Đỉnh 2) chia sẻ, từ khi được lựa chọn là mô hình điểm “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” trên toàn quận, các hộ kinh doanh vô cùng phấn khởi, quyết tâm thực hiện các tiêu chí mô hình đã đề ra.
“Hàng hóa được sắp xếp theo từng khu, tất cả đều được bày bán trên các giá, kệ đặt trên bục bệ cao. Quầy hàng nào cũng có mã QR để phục vụ khách hàng muốn thanh toán trực tuyến. Đặc biệt, do đặc thù là chợ đầu mối trung chuyển bán buôn, bán lẻ hàng hóa nên các tiểu thương và các hộ kinh doanh chủ yếu không phải là người địa phương, tuy nhiên, các tiểu thương đều rất đoàn kết, cư xử hòa nhã, lịch sự”, chị Thoa cho hay.
Tương tự, tại chợ Thượng Thanh (quận Long Biên), từ khi triển khai “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”, mô hình nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng. Ở đây, người dân mua bán văn minh, không có tình trạng chèo kéo, ép khách. Người tiêu dùng được mua hàng hóa, sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cụ thể, chợ được phân thành từng khu chức năng riêng biệt như khu thực phẩm chín; thịt tươi sống riêng; khu hàng rau, quả... Nhờ đó, việc kiểm soát an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tại chợ rất thuận lợi.
Cần tiếp tục nhân rộng
Bước vào những khu chợ văn minh trên địa bàn Thủ đô, có thể thấy sự ồn ào, lộn xộn trước kia đã không còn, mà thay vào đó là những gian hàng đầy ắp tiếng cười; người bán, người mua ứng xử chuẩn mực, văn minh, thanh lịch.
Tại huyện Thanh Trì, Chợ Thanh Liệt là một trong những chợ đầu tiên đạt tiêu chí “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” của huyện. Các hộ kinh doanh trong chợ đều có giấy phép kinh doanh, biển kinh doanh được treo ngay trước điểm bán hàng; được tập huấn về an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì, trên địa bàn huyện có 22 chợ đang hoạt động. Năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì ban hành bộ tiêu chí đánh giá “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” trên địa bàn huyện với mục đích thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị; quản lý, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn theo hướng văn minh thương mại, bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, năm 2022, toàn huyện có 1 chợ Thanh Liệt đạt tiêu chí “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”. Đến năm 2023, toàn huyện đã có 5 chợ đạt tiêu chí “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”. Việc thực hiện “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” đã bước đầu hình thành và duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.
Với hiệu quả đạt được, hiện nay, mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” đang được nhiều địa phương ứng dụng, triển khai trên địa bàn. Mới đây quận Tây Hồ đã tổ chức ra mắt mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” tại chợ Tứ Liên với sự tham gia của gần 300 bà con tiểu thương đang kinh doanh tại chợ.
Tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng mong muốn, bà con duy trì thực hiện tốt các tiêu chí quy định của “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”. Ông Hoàng cũng giao nhiệm vụ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ quận, Ban Quản lý chợ quận nhân rộng ra các chợ trên địa bàn để góp phần thực hiện tốt chương trình của Quận ủy về “Phát triển toàn diện sự nghiệp văn hoá xã hội; xây dựng phường văn hoá, phường đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, giai đoạn 2020 - 2025”.
Cũng nhằm lan tỏa mô hình chợ văn minh, bà Bùi Thị Trinh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Bắc Từ Liêm cho biết: Để chợ hoạt động hiệu quả, Hội đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo Ủy ban nhân dân, Công an phường sở tại tiếp tục phối hợp với Ban quản lý chợ sát sao đôn đốc, kiểm tra xử lý vi phạm để đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy khu vực chợ.
Có thể thấy, việc triển khai xây dựng mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả” chính là bước cụ thể hoá việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trong không gian chợ, là biện pháp truyền thông hiệu quả nhất để đưa Quy tắc ứng xử nơi công cộng vào cuộc sống thông qua sự tương tác, giao thương giữa các hộ kinh doanh, tiểu thương khu vực chợ với người dân đến mua bán hàng hoá tại chợ.
Để nhân rộng và tiếp tục thực hiện mô hình “Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả”, trong giai đoạn tiếp theo rất cần sự vào cuộc, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền, Hội Liên hiệp phụ nữ. Đặc biệt, cần chú trọng truyền thông tới người bán và người mua, chọn một số việc trọng điểm để triển khai thực hiện nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội, nâng cao văn hóa ứng xử trong kinh doanh…
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57