--> -->

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động, đặc biệt là tích cực tổ chức hàng loạt các phiên giao dịch việc làm, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả cao trong việc kết nối cung cầu lao động, thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhà tuyển dụng đánh giá cao chất lượng nguồn lao động Ngày 26/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ năm 2022 Phiên GDVL quận Tây Hồ năm 2022: Cơ hội để lao động trẻ tiếp cận thị trường lao động

Đa dạng nhu cầu tuyển dụng

Mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ phối hợp tổ chức Phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ năm 2022. Tham gia Phiên giao dịch việc làm này có 36 đơn vị, doanh nghiệp với 1.650 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động, với đa dạng vị trí ngành nghề. Trong đó, các ngành nghề có số chỉ tiêu tuyển dụng lớn như hành chính - sự nghiệp, kinh doanh - marketing, công nhân sản xuất, nhân viên partime, thu ngân, quản lý, bán hàng - chăm sóc khách hàng, công nhân may, bảo vệ, lái xe - giao nhận, xuất khẩu lao động…

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật có số lượng nhiều nhất là 671, chiếm 40,6%. Tiếp đến, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng - đại học trở lên 482 chỉ tiêu, chiếm 29,2%. Còn lại 497 chỉ tiêu lao động phổ thông, chiếm 30,2%.

Hiệu quả từ các phiên giao dịch việc làm
Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ năm 2022.

Mức thu nhập được nhà tuyển dụng đưa ra cũng phong phú bao gồm 163 chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng trở lên/tháng, vị trí quản lý, trưởng phòng. 394 chỉ tiêu có mức thu nhập cao từ 10 - 15 triệu đồng/tháng của vị trí kinh doanh, quản lý, kỹ sư, giám sát, trưởng - phó phòng. Bên cạnh đó là 727 chỉ tiêu có mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, lao động phổ thông có tay nghề. Mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng có 355 chỉ tiêu của các vị trí việc làm thời vụ, bán thời gian, dành cho sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông…

Tham gia tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ, bà Trịnh Thị Tơ - Trưởng phòng quản lý Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Sen Hồ Tây cho biết: Dịp cuối năm, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 50 nhân sự với các vị trí đáp ứng các sự kiện cuối năm. Thông qua phiên giao dịch việc làm, doanh nghiệp có cơ hội tư vấn, tuyển dụng trực tiếp lao động, nhất là lao động trên địa bàn quận.

Còn chị Lại Thuý Hoà, ở Xuân La (Tây Hồ) cho biết: Hiện tôi đang đi học tại trường nghề về kỹ thuật và mong muốn tìm được công việc bán thời gian vào dịp cuối năm. Phiên giao dịch lần này là cơ hội tốt để tôi tìm hiểu thông tin tuyển dụng, các mức lương, lựa chọn công việc phù hợp cho bản thân.

Tiếp tục tăng cường kết nối cung - cầu lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ năm 2022 là một trong số hàng loạt phiên giao dịch việc làm mà Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức trong thời gian qua nhằm thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động. Thông tin tại phiên giao dịch việc làm, ông Hoàng Thành Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong năm 2022 đã có những tín hiệu khởi sắc, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế trọng yếu đang dần phục hồi sau một năm 2021 đầy sóng gió bởi dịch bệnh hoành hành.

Việc thực hiện chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong tình hình mới đồng thời với việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm đã mang lại những kết quả hết sức tích cực. Kết quả 10 tháng đầu năm 2022, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho trên 183.027 nghìn lao động, đạt 114,4% kế hoạch giao trong năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 160.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4%, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 72,2%. Để đảm bảo được các mục tiêu đề ra, Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành của thành phố, cũng như các cơ quan ban ngành địa phương, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động hiện tại, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề sau dịch nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động. Đồng thời Sở tham mưu với Thành phố có định hướng, những giải pháp cải thiện chất lượng nguồn lao động của thành phố Hà Nội, hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi dịch bệnh đang được kiểm soát.

Thành phố Hà Nội đã thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động đồng bộ từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã theo hướng hiện đại, tạo thuận lợi trong việc kết nối cung - cầu lao động của Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và các địa phương khác trên cả nước; hiện đại hóa hoạt động của hệ thống Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội, đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyên đề, phiên giao dịch việc làm lưu động tại quận/huyện nhằm giúp đưa thông tin về cầu lao động đến trực tiếp với đối tượng cụ thể, để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.

“Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ năm 2022 là cơ hội thuận lợi dành cho người lao động nói chung và lao động bị nghỉ việc, giãn việc do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng nói riêng. Đặc biệt là thanh niên, sinh viên được tiếp cận và tham gia vào thị trường lao động, tiếp xúc với các nhà tuyển dụng để lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân. Và được tham gia tư vấn việc làm, tư vấn hướng nghiệp, chính sách pháp luật và cung cấp về thông tin thị trường lao động” - ông Hoàng Thành Thái khẳng định.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho biết, dịp cuối năm, đơn vị sẽ tăng cường kết nối phiên giao dịch việc làm với các địa phương để tăng cơ hội tìm việc cho người lao động. Theo khảo sát mới đây của Trung tâm, thị trường lao động việc làm tại Hà Nội và phía Bắc tương đối ổn định. Một số doanh nghiệp da giày, may mặc bị ảnh hưởng bởi các đơn hàng sụt giảm nhưng chủ yếu ở phía Nam. Hiện Trung tâm đang tăng cường khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường, tăng cường kết cung cầu trên thị trường lao động để có tư vấn kịp thời cho người lao động khi đến tìm hiểu thông tin tại Sàn giao dịch việc làm và điểm sàn vệ tinh, góp phần thúc đẩy giải quyết việc làm cho người lao động.

Phạm Diệp - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.

Tin khác

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Tại Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2025 được tổ chức vào ngày 10/5, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đưa ra các vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là được đào tạo, dạy nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít người lao động đã thờ ơ với quyền lợi này. Do đó, việc tăng cường các giải pháp để thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề, chuyển đổi công việc, đảm bảo sinh kế lâu dài là điều các cơ quan chức năng đang thực hiện...
Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ Sở 2, với quy mô 10.000 người tham gia cùng nhiều hoạt động thiết thực liên quan tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và cũng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đã luôn chú trọng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ, kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động (TNLĐ).
Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tài chính, các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc trong những ngành, nghề mới, Bộ Nội vụ đề xuất cần có những chính sách linh hoạt, giảm thời gian cấp giấy phép lao động để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website, quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này.
Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi bộ mặt của thị trường lao động toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Sáng 27/4, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm đợt 2, năm 2025 giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp WHA Nghệ An”.
Xem thêm
Phiên bản di động