Hiểu đúng về công dụng của quả sung và các phản ứng phụ
10 thực phẩm giàu canxi nên ăn mỗi ngày Quả sung - Chống viêm, giảm đau |
Về công dụng của quả sung, trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, bệnh trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...
Tuy nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể nhưng quả sung cũng có một số tác dụng không mong muốn khi lạm dụng quá nhiều |
Sau đây là một cách dùng cụ thể:
1. Chữa viêm họng: (1) Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. (2) Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
2. Ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50-100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50-100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.
3. Hen phế quản: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
4. Giảm lượng cholesterol: Quả sung chứa pectin - một chất xơ hòa tan có tác dụng giảm nồng độ cholesterol. Ngoài ra, trong quả sung khô có chứa hàm lượng lớn acid béo omega-3, omega-6 và phytosterol giúp làm giảm lượng cholesterol tự nhiên trong cơ thể.
5. Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.
6. Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy. Mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sử dụng quả sung làm tăng độ nhạy của insulin và cân bằng nồng độ acid béo ở người bệnh tiểu đường. Lượng chất xơ cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường và quả sung được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến khích sử dụng.
8. Táo bón: Một trong những tác dụng của quả sung là giúp điều trị chứng táo bón và nhuận tràng. (1) Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. (2) Sung chín ăn mỗi ngày 3-5 quả. (3) Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn 1 đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
9. Điều hòa huyết áp: Quả sung là loại quả có hàm lượng kali cao, ít natri, nhiều chất béo, omega-3 và omega-6 giúp ổn định huyết áp, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch vành. Ngoài ra, thành phần phenol trong quả cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thành phần phenol trong quả cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. |
10. Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
11. Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên chỗ tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa chỗ tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
12. Chữa đau đầu: Phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5ml hoà trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.
Tuy nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể nhưng quả sung cũng có một số tác dụng không mong muốn khi lạm dụng quá nhiều, cụ thể như sau:
Dẫn đến các bệnh xương khớp: Đây là loại quả có chứa hàm lượng oxalat cao. Hợp chất này làm ngăn cản quá trình hấp thụ canxi, dẫn đến các vấn đề về xương khớp.
Gây chứng đau dạ dày, đầy bụng: Tác dụng này có thể gặp ngay ở những người khỏe mạnh khi sử dụng quá nhiều. Để tránh hiện tượng này, bạn nên uống nước lạnh sau khi ăn.
Có hại cho gan và ruột: Phần hạt cứng của quả sung có thể thể khiến ruột bị tắc nghẽn, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hại cho mật và thận: Hợp chất oxalat gây cản trở hấp thụ canxi khiến bệnh nhân thận và túi mật trở nên nặng hơn. Từ đó, ngăn cản sự đào thải các chất độc có hại cho cơ thể như acid uric,... gây nên triệu chứng bệnh Gout.
Gây xuất huyết như xuất huyết võng mạc và chảy máu âm đạo.
Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: Khi sử dụng nhựa sung bôi lên da khiến da bạn dễ bắt nắng và trở nên ngăm đen hơn.
Hạ đường huyết quá mức đối với những người huyết áp thấp.
Dị ứng: Khi xuất hiện các triệu chứng như viêm mũi, viêm kết mạc khi sử dụng quả sung thì hãy ngừng sử dụng và đến khám ở các cơ sở y tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18