-->

Hiện tượng bắt triệt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Cần phải ngăn chặn

Nhiều ngày qua, hiện tượng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TPHCM). Cùng với dấu hiệu môi trường bị xâm hại, nhiều người còn tận triệt nguồn thủy sản trên dòng kênh mới hồi sinh này bằng việc trích điện, kéo lưới.
TPHCM: Hãi hùng nhìn trẻ em "phi thân" xuống sông Thị Nghè
TPHCM: Dân hiếu kỳ xem xác cụ ông lõa thể nổi trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
TPHCM: Khánh thành công trình kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè

Gần 20 năm hồi sinh một dòng kênh

Là dòng kênh hôi thối với những căn nhà ổ chuột đầy rác thải nên từ năm 1993, chính quyền thành phố có kế hoạch đầu tư cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, với dự án giải tỏa hàng nghìn căn nhà lụp xụp hai bên bờ cùng với việc xây dựng hai tuyến đường ven kênh. Thông tin từ Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TPHCM cho biết, thời điểm đó, ngân sách còn eo hẹp, nhưng thành phố đã quyết tâm thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng. Số tiền này để đền bù giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh, nạo vét 260.000 m3 bùn đất, làm đường, lát vỉa hè, trồng cây xanh...

Hiện tượng bắt triệt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Cần phải ngăn chặn

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã hồi sinh nhưng đang đứng trước viễn cảnh môi trường bị xâm hại nghiêm trọng

Tuy nhiên dự án phải ngưng trệ cho đến 10 năm sau (năm 2003), kế hoạch "hồi sinh" dòng kênh tiếp tục được thực hiện bằng dự án vệ sinh môi trường nước Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án có số vốn hơn 300 triệu USD, với các hạng mục chính như nạo vét bùn dưới dòng kênh; lắp đặt tuyến cống bao chạy dọc ven kênh đến trạm xử lý nước thải. Khi dự án đi vào vận hành, toàn bộ nước thải sinh hoạt trên lưu vực sẽ không đổ xuống kênh mà chảy vào tuyến cống bao, như một tuyến kênh ngầm để chảy về trạm bơm xử lý.

“Một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nông Lâm đã hình thành và chuẩn bị nghiên cứu khả năng thả cá ở kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Sức tải thủy vực của kênh cho phép thả bao nhiêu cá, thả cá gì, nguồn thức ăn ra sao và kỹ thuật thả thế nào sẽ được nhóm nghiên cứu này thực hiện. Sau đó sẽ đưa ra các khuyến cáo thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi cá trong kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè theo hướng bền vững”, PGS.TS Vũ Cẩm Lương nói.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ tiếp nhận nước mưa và nước từ sông Sài Gòn, nhờ đó nước kênh sẽ dần dần trong xanh trở lại. Công việc chỉnh trang cảnh quan 2 bên bờ kênh cũng được thực hiện. Năm 2011, thành phố quyết định đầu tư cải tạo nâng cấp hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa từ cuối đường Út Tịch (quận Tân Bình) đến đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1) với mục tiêu biến hai con đường này trở thành tuyến đường đẹp của thành phố. Giờ đây dự án cải tạo mở rộng đường Trường Sa và Hoàng Sa đã hoàn thành. Mặt đường bằng phẳng, vỉa hè được lát đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng.

Ngày khánh thành dự án giai đoạn 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về dự. Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân nói, dự án vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè) là một trong những dự án của thành phố mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng để góp phần xây dựng và phát triển thành phố toàn diện, bền vững. Việc thực hiện thành công dự án đã cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho 1,2 triệu dân các quận 1, 3, 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp. Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân cũng đã cảm ơn hơn 7.000 hộ dân đã chấp nhận di dời, giải tỏa và tái định cư phục vụ cho dự án, đồng thời cám ơn WB đã giúp đỡ vốn để thành phố hoàn thành dự án quan trọng này.

Quyết tâm giữ bền vững?

Thực tế dự án này đã nâng quyền lợi thụ hưởng của người dân sống trong khu vực và kết nối các tuyến giao thông làm giảm ùn tắc là đều ai cũng thấy. Thế nhưng giờ đây dấu hiệu môi trường bị xâm hại và đang gây ra hệ quả xấu. Anh Trần Trọng Thanh (ở đường Lê Văn Sỹ, quận 3) cho biết, từ ngày tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa được chỉnh trang sạch sẽ, anh đi làm nhanh hơn, ít phải chịu cảnh kẹt xe như trước vì cứ chạy thẳng một mạch từ nhà đến công ty. "Đường ven kênh bây giờ đẹp rồi, chạy trên con đường mới ai cũng phấn khởi nhưng vẫn còn một số người thiếu ý thức xách từng bịch rác, thậm chí cả xác thú vật liệng xuống dòng kênh. Nhìn thấy mà xót ruột. Cần phải xử phạt thật nặng hành vi này mới hy vọng dòng kênh ngày một xanh lại được. Đó là chưa kể nhiều người thiếu ý thức xách cần cầu ngồi câu câu cá ngang nhiên, thậm chí ban đêm họ dùng cần điện để trích cá và dùng cả lưới kéo", anh Thanh chia sẻ.

Thực tế viễn cảnh đó đã được báo chí phát hiện vào hàng đêm vài tuần trở lại đây. Từ lúc rạng sáng, những chiếc ghe từ trong kênh Xuyên Tâm (phường 15, quận Bình Thạnh) và một số ghe xuồng từ sông Sài Gòn đã đổ vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đánh bắt cá. Mỗi đêm những “sát thủ” này mang về hàng chục kg cá. Trong đó có đủ các loại cá lóc, trê, điêu hồng... và được đầu nậu thu gom để mang ra chợ bán.

Hiện tượng bắt triệt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Cần phải ngăn chặn
Cá và rác trên kênh

Theo ghi nhận của PV Lao động Thủ đô hiện tượng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, nhất là ở đoạn từ cầu Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) đến cầu Trần Khánh Dư (quận 1). Người dân khu vực phản ánh, hiện tượng cá chết ngày một nhiều, bắt từ chiều ngày 14/4. Mới đây, 700 câu thủ đã được chính quyền các địa phương mời lên nhắc nhở nhưng rồi mật độ người câu cá dọc bờ kênh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Những người quyết tâm tận diệt nguồn thủy sản trên dòng kênh mới hồi sinh quên luôn lời cảnh báo của các nhà khoa học rằng, cá sống trên kênh rạch trong thành phố thường bị nhiễm nhiều loại chất độc như chì, thủy ngân... nên ăn vào rất nguy hiểm.

Ông Trần Văn Sơn, Chi cục phó Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn TPHCM, cho biết nguyên nhân cá chết là do ô nhiễm cục bộ. Đầu nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (các quận Tân Bình, quận 3, Phú Nhuận) không liên thông với sông hay kênh rạch tự nhiên nào mà toàn là cống thoát nước thải. Những cơn mưa đầu mùa trút nước xuống lòng kênh, mang theo các chất độc hại, ô nhiễm tích tụ trong suốt mùa khô ở các ngóc ngách của cống thoát nước thải. Trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hệ thống bơm, xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, theo ông Sơn, do lượng nước thải nhiều quá nên có thể hệ thống xử lý không xuể khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Ông Sơn cho rằng sở Giao thông Vận tải cần kiểm tra lại hệ thống xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để tăng cường xử lý đảm bảo chất lượng nguồn nước trên kênh. Nếu việc xử lý không đảm bảo thì chu kỳ cá chết sẽ còn lặp lại.

PGS.TS Vũ Cẩm Lương, khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm cho biết, cá giống nhỏ bị chết trong kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có thể là cá mới được phóng thả. Nguyên nhân cá chết, ngoài khả năng kênh bị ô nhiễm cục bộ, phải kể đến khâu kỹ thuật thả và lựa chọn thành phần loài cá thả cho phù hợp. Theo ông, để thả cá hiệu quả, cá giống nhỏ cần được nuôi đến cỡ phù hợp và phải trải qua khâu luyện cá thích nghi với môi trường mới, điều này đặc biệt có ý nghĩa với những môi trường mới có tính khác biệt cao như ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Nguyên Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động