Hiến tạng cứu người: Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi”
Đây là những thông tin được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết tại Lễ truy tặng kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và anh Đào Đức Lợi đã hiến tặng toàn bộ mô, tạng sau khi qua đời, do Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chiều 11/12.
Gia đình 2 trường hợp hiến tặng mô, tạng nhận Kỷ niệm chương. |
Phát hiểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia cho biết: Trong hai tháng 9, 10, Trung tâm đã tiến hành điều phối tạng hiến của 2 trường hợp chết não, cứu sống nhiều người bệnh.
Trường hợp hiến tạng đầu tiên là anh Đào Đức Lợi gặp tai nạn bị chết não không thể qua khỏi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bố của anh Lợi là ông Đào Đức Thắng (Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh) đã nén đau thương vượt qua rào cản hiến tạng con trai mình cho y học. Ông Thắng chia sẻ, tôi nuôi con 30 năm, cháu chưa giúp gì được cho đời đã ra đi sớm quá, vì thế tôi quyết hiến tặng cơ thể con cho y học để cứu giúp những người bệnh khác. Đây cũng chính là một cách giúp con góp phần nào đó cống hiến cho xã hội.
"Cũng có lời bàn ra tán vào phản đối việc tôi hiến tạng con cho y học. Thậm chí, có người còn nói tôi bán nội tạng của con, nhưng tôi vẫn kiên định, hiến tạng con cho y học, để cứu giúp những cuộc đời bệnh nhân khác. Bây giờ tôi cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn, vì một phần cơ thể của cháu vẫn còn sống trong cuộc đời này', ông Lợi bày tỏ quan điểm.
Sau khi nhận được thông tin về trường hợp của anh Đào Đức Lợi, Trung tâm đã cử một kíp bác sĩ đón bệnh nhân về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và tiến hành lấy một tim, một gan, hai thận ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 3 mạch máu và 5 gân gửi vào Ngân hàng mô của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 2 giác mạc chuyển về Bệnh viện Mắt Trung ương.
Trường hợp thứ hai là bà Nguyễn Thị Hồng Hải cũng bị chết não, con gái của bà đã xin ý kiến cả gia đình để quyết định hiến tặng mô, tạng của mẹ theo di nguyện của bà khi còn sống.
“Lúc còn sống, mẹ tôi đã có tâm nguyện rằng khi nào chết sẽ hiến tạng. Do vậy, khi mẹ gặp sự cố và rơi vào tình trạng chết não, tôi đã thực hiện theo di nguyện của mẹ. Lúc đầu, trong gia đình cũng có nhiều ý kiến khách nhau, nhiều người chưa đồng ý nên tôi phải động viên, thuyết phục”, con gái bà Hồng Hải chia sẻ.
Với trường hợp này, các bác sĩ tiến hành lấy phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chuyển về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; gan, 2 thận, 3 mạch máu và 5 gân về Ngân hàng mô của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 2 giác mạc chuyển về Bệnh viện Mắt Trung ương.
Con gái bà bà Nguyễn Thị Hồng Hải mong muốn lan tỏa thông điệp "cho đi là còn mãi" . |
Tại lễ truy tặng kỷ niệm chương, Giám đốc Trung tâm điều phối Ghép tạng quốc gia Đồng Văn Hệ gửi lời chia buồn và tri ân sâu sắc đến gia đình bà Hải và ông Lợi đã quyết định hiến tặng mô, tạng của người thân mình để cứu thêm tính mạng nhiều người khác. Nghĩa cử cao đẹp này đã giúp nhiều người nhìn thấy ánh sáng, nhiều người hồi sinh nhờ tim, gan, thận hiến.
Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cũng cho biết, đây là 2 ca hiến ghép rất đặc biệt. Trong đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên triển khai công tác hồi sức não cho bà Nguyễn Thị Hồng Hải và thực hiện lấy tạng tại bệnh viện để chuyển tạng sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Mắt Trung ương... Còn trường hợp của anh Đào Đức Lợi thì Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp và giúp đỡ rất nhiệt tình trong công tác hồi sức và vận chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện Việt Đức.
"Tất cả những điều đó thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các trung tâm y tế khu vực miền bắc. Điều này cho thấy vấn đề là cần phải tạo mạng lưới rộng khắp không chỉ ở miền bắc mà ở các trung tâm y tế của cả nước để cứu được nhiều người hơn nữa", Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cho biết thêm
Sau buổi lễ, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã phát động phong trào hiến tặng mô, tạng với sự đăng ký rất của rất đông sinh viên tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tính đến đầu tháng 12 năm nay có hơn 62 nghìn người đăng ký hiến tặng mô, tạng trong cả nước, con số cao so với những năm trước. Đến nay, Việt Nam đã triển khai hơn 7.000 ca ghép tạng. Mặc dù chủ yếu nguồn tạng yếu chủ yếu từ hiến sống, nhưng nguồn từ người cho chết não cũng tăng lên với con số hơn 100 người. Riêng trong năm 2022, có hơn 10 người chết não hiến tạng. Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia bày tỏ quan điểm, con số này sẽ càng ngày càng tăng lên khi người dân gần đây đã hiểu hơn về hiến tặng mô, tạng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58