--> -->

Hành trình của "Những chuyến xe yêu thương" - Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi

Trong nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, ngày nào cũng có vài chục tin nhắn xin giúp đưa đón của gia đình các bệnh nhân, cả bệnh nhân đang điều trị ở Hà Nội và bệnh nhân từ các tỉnh, thành muốn về Hà Nội tái khám, tiếp tục điều trị.
Kỳ 1: Hơn 700 chuyến xe đưa, đón bệnh nhân miễn phí

Những chuyến đi tình nghĩa

Anh Trần Hưng, một thành viên sáng lập của nhóm, cho hay: “Tiêu chí của nhóm là giúp đỡ bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên hàng ngày chúng tôi tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh rất đáng thương. Có bệnh nhân là người dân tộc, bệnh hiểm nghèo nhưng đến lịch hẹn khám, điều trị đợt mới, bác sĩ phải gọi điện, thuyết phục gia đình đưa con xuống viện. Bệnh hiểm nghèo là thế nhưng họ vẫn không muốn đi mà hẹn bán được trâu bò, có tiền thì mới đi viện. Có những trường hợp chúng tôi chở đến viện khám xong lại nhận đưa về nhà luôn.

Đến nay, nhóm có những “khách quen” là hàng chục gia đình ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… là những bệnh nhân phải điều trị các bệnh về máu, phải theo bệnh viện cả đời. Có bệnh nhân và gia đình vì quá mệt mỏi, họ không muốn đi nữa, chúng tôi lại chia sẻ, động viên. Thậm chí, có thành viên trong nhóm còn giúp đỡ, hướng dẫn gia đình bệnh nhân bán hàng online, giới thiệu việc làm cho họ”, anh Hưng chia sẻ.

Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi
Anh Nguyễn Tuấn Huy đưa bệnh nhi mổ tim từ Bệnh viện E về Bắc Mê, Hà Giang.

Vừa tranh thủ đưa đón bệnh nhân những khi có thể, anh Hưng còn đảm nhiệm việc tiếp nhận thông tin cần giúp đỡ, kết nối với các thành viên. Anh cho hay, thực ra, trước đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh, nhóm đã thống nhất sẽ tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho các thành viên.

Nhưng rồi, những hoàn cảnh thương tâm lại khiến họ mủi lòng. Cuối tháng 7, nhóm tiếp tục hoạt động và nhanh chóng hoàn thành hơn 500 chuyến xe trong “mùa dịch”, hỗ trợ cho hàng nghìn bệnh nhân.

Trước khi khởi hành, ai nhận đi chuyến nào thì các thành viên trong Nhóm sẽ tự chuẩn bị đồ ăn sẵn cho bản thân. Đi mấy ngày thì chuẩn bị đủ chừng ấy bữa vì xác định sẽ ăn ngủ, sinh hoạt trên xe, đưa bệnh nhân đến nơi là về luôn, hạn chế tối đa việc tiếp xúc để phòng dịch…

Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi
Đưa bệnh nhân ra viện vào buổi chiều về quê.

Cảm ơn thế nào cho đủ?

Chị Viên, mẹ bé Lù Ngọc Khiên (16 tháng tuổi, trú tại Mường Khương, Lào Cai) kể: “Con em vô tình hóc hạt lạc, chuyển cấp cứu từ bệnh viện tỉnh xuống Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngày con được ra viện là giữa tháng 8/2021, hai vợ chồng không biết về quê bằng cách nào vì xe khách không hoạt động, chỉ có cách thuê xe cứu thương của bệnh viện, nhưng chi phí tận 6,5 triệu đồng. Không có tiền, hai vợ chồng nghĩ sẽ mắc kẹt ở Hà Nội chưa biết xoay xở ra sao thì biết đến nhóm "Những chuyến xe yêu thương". Em ngỏ lời nhờ giúp đỡ và được anh Bình Minh (thành viên sáng lập của nhóm) gọi điện hẹn hôm sau sẽ có người đưa về.

Nhưng vợ chồng em đã làm giấy tờ ra viện cho con nên ở lại 1 hôm cũng chưa biết thuê trọ kiểu gì. Nghe em kể, anh Minh lại gọi điện một chủ nhà trọ mà anh ấy quen, rồi chị chủ nhà ra tận cổng bệnh viện đón vợ chồng em vào nghỉ miễn phí. Hôm sau, anh Trần Huy đưa nhà em về đến nhà, xong lại sang Lào Cai, rồi sang Lai Châu để đưa một bệnh nhân nữa về tận nhà, vất vả lắm. Thật sự em không biết nói gì để cảm ơn các anh chị”.

Gửi lời cảm ơn đến nhóm Những chuyến xe yêu thương, chị Châu (trú tại Hướng Hóa, Quảng Trị) cho biết thời gian sau điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mẹ con chị bị “kẹt” lại vì giãn cách xã hội. Muốn về quê, giá thuê xe được báo là 12 triệu…

May mắn sau đó, ngày 31/8, mẹ con chị được một số thành viên của nhóm đưa về quê: “Sáng nay 7h sáng mẹ con em đã đặt chân về quê nhà Quảng Trị. Trên cả hành trình đi trong lòng cứ xúc động và ngưỡng mộ tấm lòng nhân hậu của Anh Khoa (Hà Nội), và anh Bình (Quảng Ninh) đã bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền của để đưa những mảnh đời gặp khó như mẹ con em về được nhà. Xin cám ơn chị Ngọc Diệu và chị Lê Nhung là nhịp cầu nối giúp mẹ con em có chiếc vé của chuyến xe yêu thương. Đại gia đình em ai cũng xúc động vì tấm lòng nhân hậu của các anh chị”.

Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi
Chị Hoàng Kim Duyên và các bệnh nhân được chị giúp đỡ.

Thay mặt cho gia đình 4 cháu bé cùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh bị bệnh cơ tim phì đại được nhóm đưa, đón ra Bệnh viện Nhi Trung ương truyền thuốc ngày 20/9, chị Yên (Nghệ An) xúc động cảm ơn: “A lô, em có phải nhóm 4 gia đình miền Trung tối nay đi ra Bệnh viện Nhi phải không? Anh là Nguyễn Thanh Bình sẽ đồng hành với các gia đình trong chuyến đi này. Bây giờ là 16h32 anh sẽ chạy từ Uông Bí vào xứ Nghệ nhé, mẹ con em chuẩn bị đồ khoảng 22h anh sẽ đón. Và rồi chuyến đi rất thuận lợi, vui vẻ trên đường mấy anh em trò chuyện sáng đêm. Đến bệnh viện anh bảo hôm nay là Trung thu, anh tặng các bé một chút quà để vui trung thu nhé. Các mẹ chỉ biết nói lời cảm ơn, rồi anh lại vội chạy về Quảng Ninh để kịp cho công việc ngày mai.

Chiều đến, khi các bé truyền xong thuốc thì chuyến xe của anh Nguyễn Quốc Thành lại chở các gia đình về Ninh Bình, Nam Định và Nghệ An. Đến chốt Hoàng Mai, các gia đình được nối chuyến của một anh nữa cũng tên Thành. Lúc đó trời đổ mưa rất to, nhưng các anh đã đưa các bé về nhà an toàn”…

Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi
Anh Vy Anh Tú đưa đón bệnh nhân.

Đó là hàng trăm lời cảm ơn được gia đình các bệnh nhân gửi đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”. Những câu chuyện có dài, có ngắn, mộc mạc... nhưng đều lấp lánh niềm vui khi được sẻ chia.

“Nhờ Nhóm mà nhiều bệnh nhân có được chuyến xe đi về an toàn, rồi đến viện khám bệnh kịp thời. Trong thời gian dịch bệnh phức tạp, Nhóm đã hỗ trợ hơn 500 chuyến, cả đưa đón bệnh nhân về nhà, đến bệnh viện và đưa ra đến các chốt kiểm soát dịch bệnh ở các cửa ngõ Hà Nội để bệnh nhân “nối chuyến” về quê. Trong Nhóm có những gia đình cả hai vợ chồng cùng tham gia đưa đón bệnh nhân nghèo như gia đình chị Ngọc Diệu, anh Trương Lưu Anh. Anh Minh Nhật, chị Đỗ Thị Duyên... gần như họ đến với bệnh nhân không quản thời gian, kể cả đang giờ ăn trưa, ăn tối, cả sáng sớm lẫn đêm hôm… Thật sự chúng tôi rất xúc động vì nghĩa cử nhân văn của họ”, chị Lý Thị Hảo, Trưởng phòng Công tác xã hội, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, chia sẻ.

Cho đi là còn mãi…

Vợ chồng chị Ngọc Diệu là thành viên “trẻ” của Nhóm, tham gia từ tháng 5/2021, nhưng cũng không “chịu thua” các thành viên khác về số chuyến đi, và họ thường “tranh” các chuyến đi xa.

“Mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh, có nhiều người, vì bệnh nặng, kinh tế khó khăn nên buông xuôi, không muốn chữa trị nữa. Khi đưa đón họ, trên đường đi chúng tôi thường trò chuyện, tâm sự để họ lạc quan hơn, có thêm năng lượng tích cực vượt qua những khó khăn hiện tại. Tôi mong muốn Nhóm có thêm nhiều thành viên hơn nữa để kết nối được nhiều hơn nữa, trợ giúp được nhiều hơn các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”, chị Diệu bày tỏ.

Kỳ cuối: Cho đi là còn mãi
Anh Trương Lưu Anh và các bệnh nhân.

Cô gái Hoàng Kim Duyên bình thường vẫn hay say xe, nhưng khi cầm lái đưa đón hỗ trợ bệnh nhân thì “quên” cả say. Chuyến đi mới nhất trong ngày 24/9, Duyên cùng một thành viên nữa đón 2 bệnh nhân ung thư của Bệnh viện K Tân Triều lúc 17h và đưa về nhà ở huyện Cam Đường, tỉnh Lào Cai. Quãng đường khoảng 300 km nhưng Duyên và bạn đi mất gần 8 tiếng vì khó đi, rồi họ quay về đến Hà Nội vào lúc 8h hôm sau.

“Em mới tham gia Nhóm được vài tháng, hỗ trợ cho các bệnh nhân khoảng mấy chục chuyến xe thôi. Chuyến đi ngày 24/9 vừa qua, có bé 5 tuổi không đáp ứng được thuốc, gia đình xin cho về. Suốt quãng đường, bé đau nên la hét, nôn, say… rất xót xa. Em thấy mình khỏe mạnh, có việc làm, thu nhập ổn định, nên muốn chia sẻ sự may mắn đó, giúp đỡ mọi người”, Duyên chia sẻ.

Yêu thích các hoạt động từ thiện, tham gia Nhóm từ những ngày đầu thành lập, anh Nguyễn Tuấn Huy lại thường xuyên dùng chiếc xe bán tải của mình để hỗ trợ đưa đón bệnh nhân. Chuyến đưa bệnh nhân đi xa nhất của anh Huy là 1.200 km, đưa bệnh nhân từ Hà Nội về nhà ở Mường Tè rồi đón tiếp một bệnh nhân ở Lai Châu và quay về đến Hà Nội lúc 22h...

“Tôi thường dùng chiếc xe bán tải để đưa đón bệnh nhân vì có nhiều bệnh nhân nặng, khi họ về phải chở theo vài chục kg dịch, thuốc, nên xe bán tải chở được nhiều. Có chuyến tôi chở 3 cháu đều bị bệnh K máu, nghe các bố mẹ kể chuyện với nhau mà sau đó cứ thấy buồn, ám ảnh mãi. Tôi mong muốn anh chị em trong Nhóm có thật nhiều sức khỏe để đảm bảo các chuyến đi an toàn và giữ mãi được sự nhiệt huyết trên hành trình thiện nguyện”, anh Huy chia sẻ…

Chuyện về bệnh nhân, về các thành viên, về sự lan tỏa tình thương của “Những chuyến xe yêu thương” là những câu chuyện dài. Cho đi là còn mãi. Chi phí cho mỗi chuyến xe có thể tính được, nhưng tình người mà họ lan tỏa tới các bệnh nhân nghèo thì khó đong đếm, và chắc chắn, sẽ còn lại mãi.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn) đã khẳng định là điểm sáng trong xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp và chăm lo toàn diện cho đời sống người lao động.

Tin khác

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

“Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị, giúp trang bị cho người tham gia những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời khuyến khích mọi người áp dụng các thói quen sống năng động và lành mạnh.
Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Rủ nhau đạp xe đi chơi, ba cậu bé 10 tuổi ở Phúc Thọ bất ngờ có "chuyến phượt" dài hơn 30km ra tận quận Đống Đa, Hà Nội. Hành trình bất đắc dĩ khép lại không phải bằng la mắng mà bằng bánh, sữa và vòng tay ấm áp của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội.
“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Ngày 9/5/2025, nhân dịp Ngày Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Thế giới (5/5), Ban Chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Tiếng Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội phối hợp cùng Khoa Tiếng Bồ Đào Nha tổ chức đêm văn nghệ sinh viên 2025 với chủ đề “Saudade – Nỗi nhớ”.
Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.
Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5, theo đó, ở Việt Nam, rơi vào ngày 11/5/2025. Ngày của Mẹ được đón nhận bởi đây cũng là cơ hội để tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của những người mẹ đối với gia đình và toàn xã hội.
Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Đêm chung kết Phiên tòa tập sự số 16: Hồi kết đôi nhẫn vỡ - chương trình học thuật thường niên do CLB Luật Gia Trẻ (Trường Đại học Luật Hà Nội) tổ chức đã khép lại với chiến thắng ấn tượng thuộc về đội Phoenix Flame.
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Xem thêm
Phiên bản di động